Tại sao có những người gia đình đã không có điều kiện rồi mà còn không chịu cố gắng học tập?

  1. Hỏi xoáy Đáp hay

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Tâm lý học

Suốt thời cấp 1, cấp 2, cấp 3 kiểu gì lớp mình cũng có trường hợp thế này: Gia đình không khá giả gì mà học hành còn rất lông bông, vậy nên trong lớp thường bị trêu là “Đã nghèo rồi còn học dốt”. Điều này ngược lại hoàn toàn với những tấm gương học tốt trên TV mà bố mẹ mình hay so sánh. Lẽ ra mấy bạn đó phải hiểu hoàn cảnh gia đình không được tốt mà cố gắng hơn chứ nhỉ? Tại sao gia cảnh đã không có điều kiện mà còn lười biếng không chịu học hành tử tế chứ?

Từ khóa: 

gen z lạ lắm

,

hỏi xoáy đáp hay

,

tâm sự cuộc sống

,

tâm lý học

Mình từng xem một video thế này. 1 CEO tham gia chương trình trở thành người lao động trong xã hội, vị CEO trước khi tham gia có suy nghĩ rằng những người nghèo vẫn nghèo bởi vì họ lười biếng và không chăm chỉ làm việc. Nhưng phải đến khi thực sự sống cuộc đời của những người lao động nghèo thì vị CEO kia mới thực sự nhận ra là cơ hội để người nghèo đổi đời nó mỏng manh, ít ỏi như thế nào.
Vị CEO đó đã trải nghiệm làm lao công, sống trong 1 cái nhà trọ nhỏ ở Đài Loan. Tiền thuê thì đắt, việc thì nặng, đồng lương bèo bọt, chỉ gọi là tạm đủ ăn, đủ sống qua ngày. Đến lúc đó thì CEO mới nhận ra là có cố gắng, chăm chỉ thì chưa chắc đã nhận quả ngọt.
Thế nên, mình nghĩ không hẳn là họ không cố gắng đâu, mà cố gắng thôi cũng chưa chắc đã đủ ấy. 
Trả lời
Mình từng xem một video thế này. 1 CEO tham gia chương trình trở thành người lao động trong xã hội, vị CEO trước khi tham gia có suy nghĩ rằng những người nghèo vẫn nghèo bởi vì họ lười biếng và không chăm chỉ làm việc. Nhưng phải đến khi thực sự sống cuộc đời của những người lao động nghèo thì vị CEO kia mới thực sự nhận ra là cơ hội để người nghèo đổi đời nó mỏng manh, ít ỏi như thế nào.
Vị CEO đó đã trải nghiệm làm lao công, sống trong 1 cái nhà trọ nhỏ ở Đài Loan. Tiền thuê thì đắt, việc thì nặng, đồng lương bèo bọt, chỉ gọi là tạm đủ ăn, đủ sống qua ngày. Đến lúc đó thì CEO mới nhận ra là có cố gắng, chăm chỉ thì chưa chắc đã nhận quả ngọt.
Thế nên, mình nghĩ không hẳn là họ không cố gắng đâu, mà cố gắng thôi cũng chưa chắc đã đủ ấy. 

Môi trường xung quanh có ảnh hưởng thực sự rất lớn đến sự phát triển của một cá nhân. Đôi khi, chính các bậc phụ huynh lại là vạch xuất phát của các con mình. Mình không chỉ nói về các vấn đề và nghĩa vụ tài chính mà còn là về giáo dục tâm lý, tinh thần con cái. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Các hành động, sinh hoạt, tâm lý của phụ huynh hàng ngày ảnh hướng rất nhiều đến việc giáo dục con cái. Không đổ lỗi tại hoàn cảnh nghèo khó, nếu như đứa con chơi bời lêu lổng thì lẽ dĩ nhiên là cái tính cách đó cũng phần nào hình thành nên từ các mối quan hệ xung quanh. Tất nhiên là cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp từ các mối quan hệ bạn bè, nhưng chủ yếu vẫn là do cách giáo dục của phụ huynh đối với con em ở nhà. Nhiều bạn nhà không có điều kiện dù vẫn thấy gia đình mình vất vả hàng ngày mà không thể khá khẩm được. Các bạn sẽ hình thành nên cái tâm lý có cố gắng thì cũng vậy rồi từ đó phó mặc bản thân cho sự lười biếng.

Mặc dù nhà mình không khá giả gì nhưng ba mẹ mình mà kêu mình nghỉ học đi làm thì mình nhất quyết không chịu, mình biết học là cách duy nhất giúp mình thoát ra khỏi số phận giống như ba mẹ. Đa số giáo viên đều kêu mình đầu tư thời gian rảnh đi học thêm bằng này bằng kia để phát triển bản thân, mình cũng muốn lắm nhưng tài chính không cho phép thì đành đi làm kiếm tiền với mong muốn để dành tiền sau này đầu tư cho việc học :< 
Mấy bạn như kia có lẽ chỉ lười cố gắng thôi, họ mặc định cuộc sống sau này của họ sẽ lặp lại như gia đình mình rồi. Đúng vừa đáng thương vừa đáng trách mà.