Tại sao người Việt ít gay gắt về chuyện đạo nhái?

  1. Xã hội

Mình thấy ở VN mọi người coi chuyện đạo nhái và xem lậu là hiển nhiên và khá bình thường: sinh viên đi học làm tiểu luận có nhiều bạn copy trên mạng không thèm ghi nguồn, thậm chí đến cả người đã từng đạo thơ người khác cũng được kết nạp vào Hội Nhà văn??

Từ khóa: 

xã hội

Chào bạn, mình nghĩ gốc rễ là do tư duy khá cởi mở và thiên về cảm tính của chúng ta. Đặc biệt là hầu hết mọi người dễ bị hấp dẫn bởi cái lợi trước mắt.

Điển hình như các phần mềm lậu, sách lậu vẫn được người dùng ưa thích và phổ biến vì nó rất rẻ, thậm chí là hoàn toàn miễn phí. Do đó, để gay gắt thì "gắt ai, ai gắt bây giờ gắt ai?"

Trả lời

Chào bạn, mình nghĩ gốc rễ là do tư duy khá cởi mở và thiên về cảm tính của chúng ta. Đặc biệt là hầu hết mọi người dễ bị hấp dẫn bởi cái lợi trước mắt.

Điển hình như các phần mềm lậu, sách lậu vẫn được người dùng ưa thích và phổ biến vì nó rất rẻ, thậm chí là hoàn toàn miễn phí. Do đó, để gay gắt thì "gắt ai, ai gắt bây giờ gắt ai?"

Có lẽ chúng ta chưa nhận thức được tầm quan trọng của những phát minh

Có một thực tế là hiện nay, tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam diễn ra khá phổ biến trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực nghệ thuật. Hoạt động sao chép, đạo tác phẩm tranh, tượng hay nhiếp ảnh không chỉ trở thành nỗi nhức nhối của ngành Nghệ thuật mà còn trở thành vấn nạn chung của xã hội. Chỉ cần kết nối internet và một số thiết bị công nghệ thì việc sao chép sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hoạt động sao chép, đạo tác phẩm nghệ thuật hiện nay diễn ra khá nhiều song chúng ta chưa có biện pháp để giải quyết một cách triệt để. Các tác phẩm được sao chép, đạo nhái phần lớn là những tác phẩm đoạt các giải thưởng từ những cuộc thi quy mô trong và ngoài nước. Mặc dù được phát giác, truyền thông vào cuộc đưa tin, phản ánh, tuy nhiên chỉ được một thời gian, sau khi thu hồi các giải thưởng thì sự việc sao chép, đạo nhái tác phẩm lại dần chìm đi.

Việc sao chép, đạo tác phẩm nghệ thuật thiệt thòi đầu tiên là thuộc về tác giả, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của nền mỹ thuật, nhiếp ảnh Việt Nam. Bởi vậy, bản thân mỗi người làm nghệ thuật cần có ý thức tôn trọng bản quyền tác phẩm. Với những “đứa con tinh thần” tâm huyết, các nghệ sĩ nên lưu trữ cẩn thận trong quá trình sáng tác, phải thấu hiểu về luật và tiến hành đăng ký bản quyền sản phẩm do mình sáng tạo.

Nhiều người cho rằng, việc kiểm định tác phẩm nghệ thuật bị sao chép, đạo nhái hiện nay không phải dễ dàng, mất nhiều thời gian, công sức cho cả tác giả lẫn cơ quan chức năng. Đối với vấn nạn này, các tác giả, nhà sản xuất cần có một thái độ quyết liệt, theo đuổi đến cùng vụ kiện khi đưa các vụ vi phạm bản quyền ra trước pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Các ngành tăng cường hơn nữa công tác quản lý, đẩy mạnh việc phổ biến và theo dõi việc nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của hệ thống pháp luật về bản quyền. Nếu có những vi phạm cần có chế tài và khung pháp lý phù hợp, kịp thời định hướng thị trường, dư luận.