Tại sao người Việt Nam lại thích học theo chiều hướng ép buộc nhiều hơn là sáng tạo?

  1. Giáo dục

Từ khóa: 

giáo dục

Vì sáng tạo có đòi hỏi cao hơn. Chẳng hạn, người có xu hướng sáng tạo thì không dễ dàng chấp nhận định kiến hay cách nhìn của đám đông. Trước khi sáng tạo, ít nhất cần biết đặt câu hỏi với những gì người ta nói với bạn.

Chẳng hạn, ai đó nói với bạn "Người Việt Nam học theo lối dập khuôn chứ không sáng tạo." Bạn nhìn bản thân mình và những người xung quanh, cảm thấy đúng, và nghĩ "Người Việt thích học theo hướng ép buộc." Hoặc bạn thấy nhiều trường hợp như thế và bạn nghĩ thế, nhưng lại không đánh giá xem số trường hợp (tập mẫu) của bạn có đủ lớn để đánh giá người Việt không. Đó là ví dụ minh họa điển hình của tư duy dập khuôn. Người mà nhiều khả năng là thích sáng tạo khi nghe vậy thì sẽ tự hỏi liệu có phải thế không. Nếu thấy mơ hồ thì người ta sẽ tìm bằng chứng. Bạn nghĩ là TẤT CẢ người Việt thích học kiểu không sáng tạo? Chắc là không rồi, có mấy người sáng tạo mà. Thế có bao nhiêu phần trăm là học vẹt? Cỡ 90%, 70%, 50%, 30%, hay ít hơn? Đến bao nhiêu phần trăm thì có thể nói là "người Việt Nam thích ..."? Làm sao để có thể ước lượng được? Bạn đã từng đặt câu hỏi như thế chưa?

Những người nghĩ rằng sáng tạo giống như một tia sáng lóe lên trong đầu, chỉ cần một cảm hứng, một thứ xúc tác, hay cái gì đó tương tự, là những người có lẽ rất ít khi có đề xuất tốt, và có ảo tưởng, hay là sự lý tưởng hóa thái quá về sáng tạo. Sáng tạo phần nhiều bắt nguồn từ hiểu biết thấu đáo và một thời gian dài trăn trở với một vấn đề. Những học sinh giải được bài toán với cách làm mới, hay những kỹ sư đưa ra những thiết kế hay giải pháp có tính cách mạng không phải là những người may mắn tự nhiên có một ý tưởng lóe lên. Thường thì họ hiểu rất rõ cách làm thông thường, rõ đến mức biết có cách tốt hơn. Số lượng là tiền đề của chất lượng, hiểu biết thấu đáo là tiền đề của sáng tạo. Có thể cái bước mà bạn gọi là dập khuôn lại là một bước mà những người làm giáo dục cho là cần thiết để có sáng tạo thì sao?

Ở đây mình không nói đến chuyện người Việt có thật sự sáng tạo hay không, mình chỉ thấy cách đặt câu hỏi của bạn đáng bàn. Cá nhân mình thì có cảm nhận là người Việt sáng tạo, nếu có dịp thích hợp sẽ xin được nói rõ hơn.

Trả lời

Vì sáng tạo có đòi hỏi cao hơn. Chẳng hạn, người có xu hướng sáng tạo thì không dễ dàng chấp nhận định kiến hay cách nhìn của đám đông. Trước khi sáng tạo, ít nhất cần biết đặt câu hỏi với những gì người ta nói với bạn.

Chẳng hạn, ai đó nói với bạn "Người Việt Nam học theo lối dập khuôn chứ không sáng tạo." Bạn nhìn bản thân mình và những người xung quanh, cảm thấy đúng, và nghĩ "Người Việt thích học theo hướng ép buộc." Hoặc bạn thấy nhiều trường hợp như thế và bạn nghĩ thế, nhưng lại không đánh giá xem số trường hợp (tập mẫu) của bạn có đủ lớn để đánh giá người Việt không. Đó là ví dụ minh họa điển hình của tư duy dập khuôn. Người mà nhiều khả năng là thích sáng tạo khi nghe vậy thì sẽ tự hỏi liệu có phải thế không. Nếu thấy mơ hồ thì người ta sẽ tìm bằng chứng. Bạn nghĩ là TẤT CẢ người Việt thích học kiểu không sáng tạo? Chắc là không rồi, có mấy người sáng tạo mà. Thế có bao nhiêu phần trăm là học vẹt? Cỡ 90%, 70%, 50%, 30%, hay ít hơn? Đến bao nhiêu phần trăm thì có thể nói là "người Việt Nam thích ..."? Làm sao để có thể ước lượng được? Bạn đã từng đặt câu hỏi như thế chưa?

Những người nghĩ rằng sáng tạo giống như một tia sáng lóe lên trong đầu, chỉ cần một cảm hứng, một thứ xúc tác, hay cái gì đó tương tự, là những người có lẽ rất ít khi có đề xuất tốt, và có ảo tưởng, hay là sự lý tưởng hóa thái quá về sáng tạo. Sáng tạo phần nhiều bắt nguồn từ hiểu biết thấu đáo và một thời gian dài trăn trở với một vấn đề. Những học sinh giải được bài toán với cách làm mới, hay những kỹ sư đưa ra những thiết kế hay giải pháp có tính cách mạng không phải là những người may mắn tự nhiên có một ý tưởng lóe lên. Thường thì họ hiểu rất rõ cách làm thông thường, rõ đến mức biết có cách tốt hơn. Số lượng là tiền đề của chất lượng, hiểu biết thấu đáo là tiền đề của sáng tạo. Có thể cái bước mà bạn gọi là dập khuôn lại là một bước mà những người làm giáo dục cho là cần thiết để có sáng tạo thì sao?

Ở đây mình không nói đến chuyện người Việt có thật sự sáng tạo hay không, mình chỉ thấy cách đặt câu hỏi của bạn đáng bàn. Cá nhân mình thì có cảm nhận là người Việt sáng tạo, nếu có dịp thích hợp sẽ xin được nói rõ hơn.

Vì ng ta chỉ chú đến điểm số, thành tích, bằng khen chứ ko trọng về tư duy, hiểu biết, sáng tạo. Nên đi theo lối cũ sẽ dễ dàng dẫn đến cái thành tích chờ sẵn kia. Còn vượt rào, phá cách thì chưa biết đến đâu. Ai dám mạo hiểm.

Vì quá thụ động trong mọi việc

Chào bạn, mình nghĩ không ai muốn bị ép buộc, đặc biệt là đối với việc học.

Nhưng sự ép buộc tạo ra tính ổn định và chính sự ổn định này là miếng mồi thơm che đi lưỡi câu nhọn bên trong.

Do đó, thành tích học tập tạo đà cho công việc ổn định, công việc ổn định là tiền đề cho gia đình ổn định, gia đình ổn định là chiếc nôi sinh ra những đứa trẻ có điểm số, thành tích v.v... không ít người cho rằng nghĩ đơn giản vậy sẽ dễ sống ổn định hơn.

Khi người ta ngại ngần thay đổi, thì sáng tạo là thừa thãi.

Vì sợ không đủ lý thuyết để thực hiện
Bởi cái nếp thụ động đã ăn sâu trong con người VN..

Không phải là thích học mà là bắt buộc phải học như thế

Bởi vì đa số là họ không muốn sử dụng não của mình