Tại sao sức khỏe tâm lý lại không được coi trọng ở Việt Nam?

  1. Sức khoẻ

  2. Tâm lý học

Từ khóa: 

suc_khoe

,

tam_li

,

sức khoẻ

,

tâm lý học

Chào bạn, câu hỏi này khá lý thú. Mình sẽ chia sẻ những điều mình thấy đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Có lẽ đó là những quan điểm mang tính cá nhân nhiều hơn là mang tính chuyên môn. Nhưng cũng mong góp thêm một góc nhìn.

Không ít người có thói quen đề cao những thứ cụ thể, thiên về vật chất và thường ít khi suy ngẫm đến gốc rễ của hiện tượng. Ví dụ: nếu trẻ em bị sốt, trẻ sẽ được quan tâm, chăm sóc. Nhưng nếu trẻ cảm thấy lo lắng, không biết kiểm soát cảm xúc thì cha mẹ không phải ai cũng quan tâm đến việc ấy. Vì chạy theo các giá trị cụ thể nên các vấn đề thân thể (nhìn thấy được) mới được coi là sức khỏe, còn tinh thần thì không (hoặc được giải quyết theo cách "tự nó sẽ hết".)

Thế hệ trước thiên về giải quyết các vấn đề theo kinh nghiệm. Kinh nghiệm là thứ hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường tĩnh, có các quy luật bất biến (làm nông nghiệp). Nhưng trong xã hội ngày nay, không phải kinh nghiệm nào cũng dùng được. Thế hệ đi trước thường đưa ra chỉ dẫn cho thế hệ đi sau theo cách mà họ từng vận dụng. Vậy nên vẫn xảy ra tình trạng hiểu (sai hoàn toàn) trầm cảm là bị ngáo do sử dụng chất kích thích. Thêm vào đó, trước đây các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần bị mặc định vào các từ "điên", "thần kinh" nên nó để lại di chứng định kiến nặng nề: ai cũng muốn giấu nhẹm nếu tinh thần bất ổn và ai cũng muốn thể hiện bản thân ổn.

Cuối cùng là vấn đề chi phí thăm khám. Đa số chúng chưa có thói quen đầu tư cho việc phát triển bản thân ở sâu bên trong. Việc đầu tư cho các giá trị bên ngoài dễ dàng và đem lại hiệu quả tức thì thường hấp dẫn hơn.

Trên đây là một vài quan sát mang tính chủ quan của mình.

 

Trả lời

Chào bạn, câu hỏi này khá lý thú. Mình sẽ chia sẻ những điều mình thấy đang diễn ra trong cuộc sống thường ngày. Có lẽ đó là những quan điểm mang tính cá nhân nhiều hơn là mang tính chuyên môn. Nhưng cũng mong góp thêm một góc nhìn.

Không ít người có thói quen đề cao những thứ cụ thể, thiên về vật chất và thường ít khi suy ngẫm đến gốc rễ của hiện tượng. Ví dụ: nếu trẻ em bị sốt, trẻ sẽ được quan tâm, chăm sóc. Nhưng nếu trẻ cảm thấy lo lắng, không biết kiểm soát cảm xúc thì cha mẹ không phải ai cũng quan tâm đến việc ấy. Vì chạy theo các giá trị cụ thể nên các vấn đề thân thể (nhìn thấy được) mới được coi là sức khỏe, còn tinh thần thì không (hoặc được giải quyết theo cách "tự nó sẽ hết".)

Thế hệ trước thiên về giải quyết các vấn đề theo kinh nghiệm. Kinh nghiệm là thứ hoạt động hiệu quả hơn trong môi trường tĩnh, có các quy luật bất biến (làm nông nghiệp). Nhưng trong xã hội ngày nay, không phải kinh nghiệm nào cũng dùng được. Thế hệ đi trước thường đưa ra chỉ dẫn cho thế hệ đi sau theo cách mà họ từng vận dụng. Vậy nên vẫn xảy ra tình trạng hiểu (sai hoàn toàn) trầm cảm là bị ngáo do sử dụng chất kích thích. Thêm vào đó, trước đây các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần bị mặc định vào các từ "điên", "thần kinh" nên nó để lại di chứng định kiến nặng nề: ai cũng muốn giấu nhẹm nếu tinh thần bất ổn và ai cũng muốn thể hiện bản thân ổn.

Cuối cùng là vấn đề chi phí thăm khám. Đa số chúng chưa có thói quen đầu tư cho việc phát triển bản thân ở sâu bên trong. Việc đầu tư cho các giá trị bên ngoài dễ dàng và đem lại hiệu quả tức thì thường hấp dẫn hơn.

Trên đây là một vài quan sát mang tính chủ quan của mình.

 

Tại Việt Nam, tâm lý và tâm thần học cũng là một lĩnh vực còn mới và chưa được biết đến rộng rãi. Ngành tâm thần học ở nước ta cũng được cho là chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt nhân lực và cơ sở hạ tầng trong việc điều trị các bệnh tâm thần.

Vì vậy, đa số người dân Việt Nam vẫn còn biết rất ít các thông tin về tâm lý và tâm thần học. Từ đó, họ dễ dàng có những thành kiến về những người mắc bệnh tâm lý, cho rằng họ đều là “người điên”.