Chánh niệm là gì Tại sao chúng ta cần phải sống có chánh niệm?

  1. Tâm linh

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Phong cách sống

Mình thấy hiện nay có rất nhiều người chia sẻ về chánh niệm như một cách thức tỉnh cuộc sống, từ đó trân trọng hơn những thứ ta đang có. Nhưng nói thật thì mình vẫn chưa hiểu hết về hai từ "chánh niệm" cao siêu này. Và tại sao chúng ta phải sống có chánh niệm ? Nếu không có chánh niệm thì cuộc đời ta sẽ đau khổ hơn sao ?

https://cdn.noron.vn/2022/06/17/509875927334655-1655441049.jpg
Từ khóa: 

chanh_niem

,

tâm linh

,

tâm sự cuộc sống

,

phong cách sống

Cụm từ này xuất hiện nhiều ở nhà Phật, được giải thích rằng: “ Chánh Niệm/tỉnh thức chính là thiền định mà đức Phật đã thực hành và dạy. Đây chính là phương thuốc căn bản của ngài để đối trị sự khổ đau của loài người, hãy nhìn đời với cái nhìn cởi mở và không phán xét, chúng ta sẽ thấy được sự hàm hồ ( mơ hồ) của chúng ta và sẽ phát triển sự hiểu biết sâu sắc. Đây là điều căn bản để thực hành các phương pháp tu tập trong Phật giáo và cũng là chìa khóa của sự giải thoát”- Jack Kornfield

Chánh niệm là nghỉ, là tưởng, là nhớ điều chơn chánh. Người có chánh niệm là không có các Tà niệm như là niệm tham, niệm sân, si niệm, niệm ngã mạn, niệm nghi, niệm yêu, niệm ghét, niệm lo lắng, niệm sợ hãi, loạn niệm, tạp niệm, thất niệm, chấp, kẹt, dính mắc vào Niệm…v…v. Hay giải thích một cách dễ hiểu hơn thì đó là việc nhận thức bản thân đang sống trong thực tại và chấp nhận mọi vấn đề xảy ra, không phán xét, đánh giá, tích cực hóa hay cố gắng xua đuổi. Ai đó có thể sử dụng diễn ngôn khác nhưng đây là điều cơ bản cần nhớ. 

Trả lời

Cụm từ này xuất hiện nhiều ở nhà Phật, được giải thích rằng: “ Chánh Niệm/tỉnh thức chính là thiền định mà đức Phật đã thực hành và dạy. Đây chính là phương thuốc căn bản của ngài để đối trị sự khổ đau của loài người, hãy nhìn đời với cái nhìn cởi mở và không phán xét, chúng ta sẽ thấy được sự hàm hồ ( mơ hồ) của chúng ta và sẽ phát triển sự hiểu biết sâu sắc. Đây là điều căn bản để thực hành các phương pháp tu tập trong Phật giáo và cũng là chìa khóa của sự giải thoát”- Jack Kornfield

Chánh niệm là nghỉ, là tưởng, là nhớ điều chơn chánh. Người có chánh niệm là không có các Tà niệm như là niệm tham, niệm sân, si niệm, niệm ngã mạn, niệm nghi, niệm yêu, niệm ghét, niệm lo lắng, niệm sợ hãi, loạn niệm, tạp niệm, thất niệm, chấp, kẹt, dính mắc vào Niệm…v…v. Hay giải thích một cách dễ hiểu hơn thì đó là việc nhận thức bản thân đang sống trong thực tại và chấp nhận mọi vấn đề xảy ra, không phán xét, đánh giá, tích cực hóa hay cố gắng xua đuổi. Ai đó có thể sử dụng diễn ngôn khác nhưng đây là điều cơ bản cần nhớ.