Tây Tạng - một thoáng nhìn lại

  1. Văn hóa

  2. Du lịch

  3. Xã hội

Nói là đọc lại Tây Tạng, chỉ là một kiểu cảm giác. Trước khi đến Tây Tạng tôi tìm đọc không ít tài liệu liên quan đến nó, lòng tôi hằn in cảnh tượng “Hàng triệu nông nô” trong bộ phim xem từ thuở bé, do đó vừa đến Lhasa, cái kiểu cảm giác tâm lý ấy dường như lần nữa được nhấn mạnh, vừa quen thuộc thân thương vừa xa lạ mới mẻ.

Không ngoa chút nào khi nói tất cả ở Tây Tạng đều mang trong mình một sức hấp dẫn đặc biệt mà dù là ai cũng không thể khước từ. Chỉ cần đến Tây Tạng, chẳng sợ chỉ ở có ba ngày cũng lưu lại ấn tượng khó phai trong đời.

Từ Thành Đô mịt mù sương, bay lên trời xanh bao la, Lhasa cao hơn 3500m so với mực nước biển, chào đón bạn là ánh nắng rực rỡ và một vùng cao nguyên. Những người chưa từng đến Tây Tạng, nói về độ cao của “nóc nhà thế giới” thường nghĩ nó vô cùng đáng sợ, nhưng thực ra không hề đáng sợ như thế. Đương nhiên không khí loãng, chứng say núi cũng là thử thách với những người lần đầu ghé thăm. Nghe nói người sức khỏe yếu dễ thích nghi hơn người sức khỏe tốt, phụ nữ thích nghi nhanh hơn so với đàn ông. Có lẽ do tôi là một cô gái không quá khỏe mạnh, tôi cảm thấy chứng say núi vẫn trong phạm vi có thể chịu đựng. Triệu chứng đầu tiên lại là tim đập nhanh, hệt như có một cái búa không ngừng đánh vào cổ họng. Lúc không ăn, cảm giác ấy còn đỡ, ăn xong thì cây búa nhỏ đó từ cổ lên tận đỉnh đầu, tạo nên những rung chấn nhẹ nhàng, chấn đến mức hơi đau đầu. Không biết vì cớ gì, tôi cảm giác đây là một kiểu trải nghiệm sống. Từ phản ứng như thế, dường như có thể nghe được, cảm nhận được sự sống.

Thời tiết của Tây Tạng thay đổi thất thường khó mà tưởng tượng được. Buổi sáng vẫn còn nắng vàng rực rỡ, chiều đến thì có thể mưa rền gió dữ, những điều đó chẳng hề báo trước. Thời tiết trong một ngày có lúc dao động hơn 30 độ, lúc nào cũng phải chú ý và đề phòng. Ánh nắng thiêu đốt (kính râm bảo vệ mắt là không thể thiếu được), dù cho là ngày trời rét mướt, cũng cảm nhận được ánh mặt trời đang đốt cháy da thịt. Người Tây Tạng có thể thích nghi hoàn cảnh như thế là do từ nhỏ họ đã được cha mẹ dùng bơ bôi toàn thân (nghe nói bơ này có vô vàn công dụng) và họ nghĩ mọi cách trui rèn họ dưới cái nắng khắc nghiệt và gió lớn.

Cung điện Potala tọa lạc ở trên núi Potala trung tâm thành phố Lhasa. Ở trước cửa sổ khách sạn nơi chúng tôi ở, buổi sáng có thể nhìn thấy tường vách trắng đỏ đan xen và mái điện vàng rực rỡ của cung điện; tối đến trong những ô cửa sổ nhỏ của kiến trúc hùng vĩ này, ánh lửa từ chiếc đèn dầu nhỏ chập chờn lập lòe sáng, hiện ra một vẻ bí ẩn lạ thường. Ở cung Potala chúng ta có thể thưởng thức tinh hoa của văn hóa dân tộc Tạng. Cung Potala có hơn 1000 phòng, là vật quý giá nhất của Phật giáo Tây Tạng. Nó được khởi công xây dựng cách đây một nghìn ba trăm năm trước, sau này nó được mở rộng ở các triều đại kế tiếp. Các vị Lạt Ma áo đỏ thành tâm ngồi trong chùa thiền định cả ngày, hoặc đọc kinh nhịp nhàng theo tiết tấu. Từ ô cửa sổ nhỏ le lót vạt nắng, xuyên qua làn hương khói mịt mù, soi rọi khuôn mặt của từng vị Lạt Ma. Khung cảnh trước mắt khiến bạn cảm thấy như ngăn cách với trần thế.

Đền Jokhang cách nơi chúng tôi ở cũng rất gần, tầm mười mấy phút đi bộ. Trước của chùa có một tấm bia đá khuyên mọi nguời trồng đậu mùa, theo ghi chép, tấm bia đá này được dựng từ năm 29 Càn Long nhà Thanh, cách đây hơn 200 năm. Lúc đó bệnh đậu mùa phổ biến ở Tây Tạng, truyền nhiễm rất nhanh, người chết nhiều vô số kể. Thừa tướng triều Thanh ở Tây Tạng là Tùng Quân để thực hiện rộng rãi biện pháp trồng cây đậu mùa phòng bệnh ở đây mà lập ra một tấm bia. Đồng bào dân tộc Tây Tạng từ đó đã chấp nhận trồng đậu mùa, kết quả thu được rất tốt. Trong nhiều năm, những người anh em Tây Tạng biết ơn, kính trọng tấm bia đá này, và họ dùng cách thức riêng của người Tạng tỏ lòng biết ơn. Ngày nọ, tôi thấy một vị trưởng lão, miệng vừa nhắc đến gì đó vừa bôi bơ lên tấm bia, tôi nhanh chóng bước lên trước hỏi: “Xin hỏi cụ, cụ đang khấn cầu điều gì ạ?” Ông ấy dùng tiếng Hán pha với tiếng Tạng nói với tôi: “Nhà có bé sinh bệnh, đến đây bôi ít bơ lên tấm bia đá, rồi khấu đầu lạy tạ vài cái, bệnh của bé sẽ khỏi.” Ông cụ còn nói, cũng có người bệnh trong nhà khỏe rồi, đến nơi này để cảm ơn. Không ít người trước khi đi đến nơi này nhúng vài đồng tiền xu.

Người ta thường bảo “Cô độc tựa bi” để diễn tả nỗi thê lương của đời người và nỗi cô đơn của bia đá. Nhưng tấm bia cổ của Tây Tạng không hề cô đơn, những người ở đây, mọi người mỗi ngày đều đến đây quỳ lạy khấn cầu sức khỏe, hạnh phúc. Nếu hội chữ thập đỏ có thể xây dựng một tấm bia lớn như thế trong lòng người dân Tây Tạng, sự nghiệp của chúng tôi ở Tây Tạng sẽ thế nào đây? Tôi đứng thật lâu trước tấm bia đá mà lòng nặng trĩu.

Từ khóa: 

văn hóa

,

du lịch

,

xã hội

Tui vẫn luôn muốn đến Tây Tạng để khám phá những điều trước giờ chỉ thấy trên video. Nếu được thì bác chia sẻ nhiều hơn nha, tui sẽ tương tác nhiệt tình nà 

Trả lời

Tui vẫn luôn muốn đến Tây Tạng để khám phá những điều trước giờ chỉ thấy trên video. Nếu được thì bác chia sẻ nhiều hơn nha, tui sẽ tương tác nhiệt tình nà 

Ở Tây Tạng có phải bò được ăn đông trùng hạ thảo không bạn nhỉ😅