Tôn giáo có phải là liều thuốc phiện của nhân loại?

  1. Xã hội

  2. Tôn giáo

Hôm rồi t mk có đọc được trong quyển “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel - Lời nói đầu”. có luận điểm của K.Marx : “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

T thấy Marx đã chỉ ra bản chất của tôn giáo, là thứ có khả năng mê hoặc con người, khiến con người chìm đắm trong cơn mơ về một vị Thượng đế cứu độ chúng sinh, về một thế giới khác với thực tại mang tên thiên đàng, nơi mà ở đó mọi người đều được bình đẳng, đều có được một cuộc sống hạnh phúc. Có lẽ, về bản chất, tôn giáo và thuốc phiện đều có khả năng gây nghiện giống nhau

Tôn giáo khiến cho con người ngày càng xa rời bản thân ở thực tại, chỉ đăm đăm đi tìm tự do trong tinh thần mà quên rằng chỉ khi nào chính bản thân con người ở thế giới thực tại được giải phóng thì con người mới có tự do đích thực.

https://cdn.noron.vn/2022/03/02/135801206514428406-1646223098.jpg

Marx còn cho rằng, tôn giáo chính là thế giới quan lộn ngược và trong thế giới lộn ngược ấy, bản thân tôn giáo chính là trung tâm, là nền tảng, là trái tim để thế giới ấy vận hành.

Vì mang những bản chất như vậy mà tôn giáo đã tác động đến xã hội như là một liều thuốc an thần, làm xoa dịu đi phần nào cái nỗi đau, sự áp bức, bất hạnh, cùng cực mà con người phái gánh chịu. Tuy nhiên, sự xoa dịu của tôn giáo chỉ là sự xoa dịu về mặt tinh thần, chỉ có tác dụng làm con người tạm quên đi những nỗi đau ở hiện thực.

Mn thấy sao ?

Từ khóa: 

phản biện thuyết phục

,

xã hội

,

tôn giáo

Về cơ bản thì đúng vậy.
Và người nghiện thì hay rủ rê thêm người khác nghiện cùng lắm .
Trả lời
Về cơ bản thì đúng vậy.
Và người nghiện thì hay rủ rê thêm người khác nghiện cùng lắm .

Marx nói đúng trong bối cảnh lúc đó, tôn giáo đã trở thành công cụ để giới cầm quyền có thể cai trị người dân.

Tôn giáo hiện tại mà chúng ta đang thấy đã thành một cái gì đó rất là khác so với điểm khởi đầu của nó.

1 ví dụ cho sự biến tướng đó là nhân quả trong đạo phật.

🐢Một phần về nhân quả rất phổ biến đó là: làm thiện gặp thiện, làm ác gặp ác. Nếu nhìn kĩ, các cậu sẽ thấy tính chất "thuốc phiện" của nó.

Nó xoa dịu những người đang bất mãn vì luôn cảm thấy mình bị thiệt thòi:

🍁 mình làm điều tốt, không hại ai nhưng mình luôn bị lừa dối, hãm hại, bằng lời hứa: "bạn cứ làm đi, phước không tới kiếp này thì cũng tới vào kiếp sau, bạn sẽ không bị thiệt đâu"; hoặc là: "bạn khổ là do bạn đã độc ác ở kiếp trước, bạn xứng đáng khổ như thế, không có gì để than vãn cả".

🍁 thằng kia nó hãm hại mình mà nó thì sướng, mình thì khổ, tức/tủi thân quá, bằng lời hứa: "thằng đó nó sẽ bị quả báo thôi, sẽ có người trừng trị nó khi xuống địa ngục"; hay là: "do kiếp trước bạn nợ nó, nên giờ nó đến trả nợ bạn".

Nhưng xoa dịu kiểu như vậy nó khác gì nói suông? Nói rất nhiều, hứa rất nhiều, nhưng không thể chứng minh, nói nhiều về tiền kiếp luân hồi giờ bằng chứng đâu? rồi đến lúc cảm thấy nghi ngờ thì lại nhận được câu trả lời: "vì bạn chưa đủ niềm tin, hãy tin hơn nữa". 🤣🤣🤣 Khác quái gì mấy anh đa cấp đâu.

🐢 Thế nhân quả nó là cái gì? Nó đơn giản chỉ là "nguyên nhân" sinh "kết quả" thôi.

2 cái cặp: "làm thiện" thì "gặp thiện" hay "làm ác" thì "gặp ác" thậm chí nó còn chẳng phải là cặp "nhân" với "quả", nó chẳng liên quan gì đến nhau cả.

Nhưng sự hiểu lầm xảy ra bởi vì họ nhầm lẫn từ một cặp khác: "hướng thiện" với "gặp thiện", và "hướng ác" với "gặp ác". Hướng ở đây, tức là trong thâm tâm của mình, luôn tìm cách để đi đến cái đó, giống như cái cây nó hướng sáng. "Hướng thiện" không chỉ là "làm thiện", mà còn luôn tìm đến những người thiện, môi trường thiện, tóm lại là tất cả những gì liên quan đến thiện. Từ đó mới gặp được thiện.

Việc hướng thiện đòi hỏi các cậu phải có đủ hiểu biết đủ kinh nghiệm, các cậu phải có đủ năng lực để phân biệt "thiện" là cái gì? Phân biệt người thiện, phân biệt môi trường thiện, phân biệt việc làm thiện. Chứ không thể cứ thấy ai cũng giúp, ai nói gì cũng tin được, đó không phải "hướng thiện", đó là "hướng lung tung" (không có năng lực phân biệt đúng sai + sống trong môi trường không sạch = bị lừa, đây mới là "nhân quả" này 🤣🤣🤣). "Hướng thiện" không phải điều đơn giản, không phải cứ làm mấy việc thiện thiện ngầu ngầu là hướng thiện đâu. Có những người sẽ dành cả đời để tích lũy kinh nghiệm, họ không đủ thì con cháu họ làm tiếp, cứ như thế, thì mới "gặp thiện".

Tương tự như vậy với "hướng ác" thì "gặp ác".

Giờ mình đang phải dựa vào những niềm tin trong tôn giáo để an ủi bản thân mỗi khi thất vọng nè bạn. 

Có lẽ Tôn giáo là cái phao cứu cánh cuối cùng khi con người ta mất hết niềm tin chăng?!

Phật giáo trước kia là theo hướng giác ngộ, thức tỉnh các chân lý và vô thần. Sau này nó biến tướng thành tôn giáo....
Đừng đánh tráo khái niệm giáo lý và giáo lý nhé.
Tuy cùng là giáo lý nhưng giáo lý trong tôn giáo là bài học, là lời răn hay là tôn chỉ của các tôn giáo đấy. Giáo lý trong phật giáo sơ khởi cũng là một loại giáo dục các lý thuyết, giảng thuật cho những người u mê nhận biết chân lý khổ ải,..... hoặc ta có thể gọi đây là triết lý nhân sinh.
Có thể nói phật giáo là nền tảng để hình thành lên tư duy, nhận thức của con người. Giáo lý trong tôn giáo khác xa hoàn toàn với giáo lý của phật giáo sơ khởi. Nhắc lại lần nữa. Phật giáo sơ khởi nó không nằm trong tôn giáo.
Đây là luận chính trị. Ai chưa hiểu cứ phản hồi, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi kiến thức

Nếu bạn đã xem bộ phim The book of Eli. Bạn sẽ hiểu sức mạnh của tôn giáo, sức mạnh của niềm tin. Đơn giản như vầy: Con người, luôn và phải tin vào 1 điều gì đó

Bất kể bạn là ai. Bạn chắc chắn phải tin vào 1 điều gì đấy. Tui lấy ví dụ trong tình yêu đi. Bạn sẽ thường hay nghe mọi người nói "Duyên phận, duyên nợ". Nó đó!! Nó chính là 1 niềm tin đấy. Tin rằng mình sẽ gặp được 1 người nào đấy, phù hợp với mình. Và rằng mình với người đó đã có gì đó kết nối với nhau từ trước. 😀 Nhưng mà xin thưa bạn có chứng thực được điều đó không, chứng thực được 2 chữ "Duyên nợ" là có thật không??! Ấy thế mà vẫn rất nhiều người tin đấy thôi!!

Cái mình muốn nói ở đây là gì?! Là tôn giáo không phải là để ám chỉ 1 giáo phái cụ thể nào đó (Ví dụ Phật giáo, Ki tô giáo, Thiên Chúa giáo, v.v...). Mà sự thật là tôn giáo nó là 1 niềm tin! 

Tin rằng mọi thứ trên đời đều được sắp đặt! Tin rằng mọi điều mình làm có luật nhân quả! Tin rằng ai đó sẽ dẫn lối đưa đường cho mình! Tin rằng luôn luôn có 1 ai đó phù hộ độ trì cho mình, v.v... 


Tui có 1 người bạn làm bác sĩ, thì anh ta nói rằng "So với những bệnh nhân không có niềm tin (tức là không tin vào bất kỳ điều gì), thì bệnh nhân mà có niềm tin họ dễ dàng hợp tác với bác sĩ hơn. Họ nghe lời bác sĩ hơn, và từ đó bệnh của họ chuyển biến tích cực hơn so với những bệnh nhân khác (Những người không tin vào gì cả). Lý giải cho điều này là vì họ tin rằng nếu mình sống tốt, mình thành khẩn chấp niệm & tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ thì mình sẽ hết bệnh! Và họ cởi mở hơn, ít buồn phiền hơn, não họ dễ tiết ra 1 loại hoocmon hạnh phúc, giúp các phác đồ điều trị hay thuốc men có hiệu quả cao hơn."

Bởi vậy bạn thường hay nghe người ta nói "Tâm bệnh" là vậy đó!! Là bệnh từ tâm phiền muộn mà ra đấy! Và khoa học có chứng minh rằng "Thất tình làm con người ta vỡ tim" thật nha!!

Như đã thấy trong bài viết của bạn thì tôn giáo chỉ xoa dịu sự áp bức chứ không xóa bỏ áp bức. Điều này giống như ảo giác khi sử dụng chất kích thích vậy. chỉ là cảm giác bồng bềnh mà không phải thật sự thế giới nó như vậy. => Đây là một sự ví von.

Ngay cả thuốc phiện cũng có công dụng của nó (về mặt y học), thì tôn giáo cũng có vai trò của nó.

Tuy không thể phủ nhận thế giới tâm linh, song những gì không nhìn thấy được thì dễ biến tướng. Có một thí nghiệm thực tế là khi chúng ta bịt mắt thì không thể nào đi thẳng được, quỹ đạo được vạch ra sẽ là một đường cong hoặc ngoằn ngoèo. Quãng đường càng xa thì càng không thể đi một cách chính xác. Sự liên tưởng này không nhằm phủ nhận tôn giáo cũng như thế giới tâm linh. Tôi chỉ muốn liên tưởng để chúng ta có thể hình dung vì sao tôn giáo dễ bị biến tướng. 

Ví dụ về biến tướng: Sự mặc cả

Không đánh đồng tất cả, bởi vì sự biến tướng là cục bộ, có thể là đa số nhưng không phải toàn bộ. Như việc cầu nguyện thường đi kèm lễ vật, sự hứa hẹn,... Cầu xin bề trên cho được toại nguyện. Xin dâng chút lòng thành, xin hứa sẽ ăn chay, tụng niệm, xin hết lòng tôn thờ và phục vụ nếu được toại nguyện. 

Một xã hội hiện đại, thì tất cả phải được giải quyết một cách khoa học, thông minh. Chúng ta đi vào siêu thị mua hàng xong thanh toán đi ra, chỉ cần một tiếng "bíp" là có thể phát hiện chúng ta chưa thanh toán, chúng ta không cần xét từng người một. Vậy nếu có một Đấng nào đó tạo ra toàn bộ vũ trụ, chắc hẳn nó còn siêu việt hơn cả những gì con người tạo ra. Vì vậy tất cả chúng ta đều nhận được những gì xứng đáng với những gì mình đáng được nhận. Hoàn toàn không thể mặc cả, hối lộ, đi cửa sau để được lợi cho riêng mình được.

Quay trở lại vai trò của tôn giáo. Đầu tiên chúng ta biết rằng sự mù có thể không đến từ mắt. Chúng ta có thể mù thông tin, mù nhận thức,... Từ đó chúng ta có thể đặt một nghi vấn: phải chăng chúng ta đều bị mù một khía cạnh nào đó? Và quả thật, chúng ta không thể hoàn toàn biết được mọi thứ, hay nói cách khác chắc chắn chúng ta luôn bị mù một thứ gì đó. Và lúc đó tôn giáo cho ta một niềm tin, một động lực để chấp nhận sự mù của mình. Điều này không có nghĩa là niềm tin này mang lại cho ta kết quả tích cực hoặc có thể bù trừ vào khiếm khuyết của chúng ta. 

Tự tin cũng là một dạng niềm tin, sự tự tin không phải lúc nào cũng khiến ta đạt được kì tích. Tuy nhiên nó khiến ta có khả năng đạt kết quả tốt nhất trong khả năng của mình. Cái gì thái quá cũng không tốt, tự tin quá sinh ra kiêu căng, tự phụ. Niềm tin tôn giáo cũng vậy, nếu nhiều quá nó cũng sinh ra mù quáng. Nên ví như thuốc phiện cũng có lý của nó, dùng ít thì có thể có chút tác dụng, nhưng lạm dụng quá thì sẽ bị nghiện.

Marx nói cũng ko hề sai nhưng đối chiếu với xã hội đương thời Marx sống thì quả thực cụ đã nhìn ra được tôn giáo nơi xã hội cụ đang sống chỉ là công cụ để bọn cầm quyền khống trị nhân dân. Cách nhìn nhận của cụ phản ánh thời kì mạt pháp của các tôn giáo.
Hồi đó thầy có giải thích câu này rồi, kiểu là nhiều người hiểu sai cái ý nghĩa của từ “Thuốc Phiện”. Mà giờ quên mất thầy nói cái gì rồi, chỉ nhớ là nhiều người quy cho tôn giáo cái bề ngoài hơi xấu xí cũng vì cái chữ thuốc phiện đó. Mà thuốc phiện tuy xấu nhưng nếu dùng đúng liều thì nó lại là một thứ thuốc giảm đau khá hiệu quả. Vậy khi đau khổ chúng ta thường tìm đến tôn giáo cũng là một điều hiển nhiên.
Trừ khi có một xã hội giải quyết được hết nổi khổ niềm đau của con người...điều ko thể...cho nên con người phải đi tìm kiếm con đường thoát khỏi khổ đau thật sự và toàn diện...thế nên tôn giáo xuất hiện...quan trọng đạo nào giúp con người tìm ra con đường thoát khổ thật sự thiết thực ở quá khứ hiện tại và tương lai...đạo nào chỉ hứa suông xây dựng trên niềm tin mù quáng...
Hơn cả vậy.hi