Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân?

  1. Tôn giáo

Cùng thảo luận

Từ khóa: 

tôn giáo

Toàn cảnh của câu này, Marx nói về tôn giáo, trong cuốn “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegels”, như sau: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, và là linh hồn của trật tự không có linh hồn. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.” (Religion is the sigh of the oppressed creature, the heart of a heartless world, and the soul of soulless conditions. It is the opium of the people.). Nổi tiếng và thông dụng nhất vẫn là câu: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” mà nguyên bản là “Sie ist das Opium des Volkes” Có thể thấy, trong định nghĩa này tập trung hai yếu tố lớn, là chức năng của tôn giáo (thứ thuốc giảm đau) và nguồn gốc tôn giáo (đời sống đau khổ). Gây nhiều tranh cãi, vẫn là “Opium” hay thuốc phiện, liệu đây là thứ thuốc giảm đau cho con người ta hi vọng vào tương lai tươi đẹp, hay chỉ là vòng hoa anh túc mang lại cho con người giấc ngủ vĩnh hằng trốn thoát thực tại khắc nghiệt?

Bạn có thể tham khảo thêm câu trả lời về tôn giáo của mình tại: https://www.noron.vn/session-post/nguon-goc-su-phat-sinh-ton-giao-hldqwbblc2w

Trả lời

Toàn cảnh của câu này, Marx nói về tôn giáo, trong cuốn “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegels”, như sau: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, và là linh hồn của trật tự không có linh hồn. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.” (Religion is the sigh of the oppressed creature, the heart of a heartless world, and the soul of soulless conditions. It is the opium of the people.). Nổi tiếng và thông dụng nhất vẫn là câu: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” mà nguyên bản là “Sie ist das Opium des Volkes” Có thể thấy, trong định nghĩa này tập trung hai yếu tố lớn, là chức năng của tôn giáo (thứ thuốc giảm đau) và nguồn gốc tôn giáo (đời sống đau khổ). Gây nhiều tranh cãi, vẫn là “Opium” hay thuốc phiện, liệu đây là thứ thuốc giảm đau cho con người ta hi vọng vào tương lai tươi đẹp, hay chỉ là vòng hoa anh túc mang lại cho con người giấc ngủ vĩnh hằng trốn thoát thực tại khắc nghiệt?

Bạn có thể tham khảo thêm câu trả lời về tôn giáo của mình tại: https://www.noron.vn/session-post/nguon-goc-su-phat-sinh-ton-giao-hldqwbblc2w

Theo mình nghĩ so sánh này chỉ đúng về hiện tượng, ko đúng về bản chất.
Đầu tiên, giải nghĩa mệnh đề này có thể hiểu như sau: thuốc phiện bản thân nó có thể xoa dịu những nỗi đau về thể xác hoặc làm quên đi tạm thời những nỗi đau về tâm hồn của con người. Cũng như tôn giáo  nó thoả mãn những nhu cầu trước mắt chứ không giải quyết được nội tại vấn đề mà con người mắc phải trong cuộc sống. nếu lạm dụng sẽ bị "nghiện", dựa dẫm vào nó và gây ra những mối nguy về lâu dài cho người sử dụng cả về thể xác lẫn tâm thần./
Xét về bản chất, khác với thuốc phiện. Bất cứ tôn giáo nào được lập ra đều với mục đích và tư tưởng tốt đẹp kèm theo. Hướng con người tới những điều cao cả và nói thay cho họ những mơ ước cao xa vượt khỏi đời sống thường ngày. 
Ở một mặt khác, là khi người dùng bị "nghiện". Thuốc phiện sẽ gây huỷ hoại tâm thần và thể xác của người dùng nó. Khiến họ bị lệ thuộc, bằng mọi cách để thoả mãn nhu cầu của mình. Hệ quả cuối cùng và cao nhất là tử vong. 
Còn với tôn giáo, một khi nó đã bị tha hoá, lợi dụng phục vụ cho mục đích riêng của những kẻ cầm quyền thì hậu quả của nó còn tàn khốc và lâu dài gấp hàng nghìn lần thuốc phiện. Trong lịch sử loài người, không có cuộc chiến nào giết nhiều mạng người và kéo dài xuyên suốt như các cuộc chiến tôn giáo. Phạm vi tác động không dừng lại ở mỗi cá thể riêng lẻ mà lên tới phạm vi quốc gia hoặc đa quốc gia. Người nghiện thuốc phiện có thể nhận thức được hoặc k về tác hại trong hành động của mình lên bản thân. Tuy nhiên với tôn giáo, tất cả mọi người khi chết vì nó đều cho rằng mình đúng. Nó chiếm hữu tâm hồn ăn sâu cắm rễ để những sự khác biệt là không thể hàn gắn được từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một điều mà trải qua bao hình thái chính trị hàng nghìn năm đến thế giới văn minh này vẫn k giải quyết được.
Tựu chung lại, Mình không đọc toàn văn bài viết của Mark nên ko hiểu ngữ cảnh mà câu nói này nhắc tới là như thế nào. Tuy nhiên, nếu tách riêng ra thì mình nhận xét sự so sánh này là hơi "nông". 

Tôi theo chủ nghĩa Marxism :D

Mình không nghĩ vậy.

Trong bất kì thời đại nào, ngoài vật chất thì con người ai cũng cần chăm lo cho đời sống tinh thần. Tôn giáo chính là điểm tựa và niềm tin cho mỗi con người về mặt tinh thần cũng như đời sống tâm linh.

Thuốc an thần thì chính xác hơn.

Nói thế thì hơi nặng nhưng nếu như khoa học kỹ thuật, cuộc sống hiện đại có những lời giải, những sự quan tâm chăm lo cho đời sống vật chất. Vậy thì đời sống tâm hồn cũng cần 1 khởi nghiệp, một công ty, một nhà cung cấp dịch vụ. 
Và ai đó đã từng nói tôn giáo chính là một trong những startup vĩ đại nhất.
Quan điểm và góc nhìn của tôi là những người trong cuộc sống này cảm thấy không thật sự đủ bình yên không đủ tự tin trong chính ngôi nhà thể xác và tâm hồn của mình họ sẽ tìm đến tôn giáo, tìm đến tôn giáo luôn có mưu cầu gì đó hay mục đích riêng tuỳ ở người nhưng đa phần là họ đều tìm một điểm tựa về niềm tin. Nếu không tìm hiểu và hiểu rõ ngọn ngành và gốc rễ của vấn đề thì việc lệ thuộc vào tôn giáo và cuồng tín vào tôn giáo là điều đương nhiên. Khi ta đã có đủ bình yên trong chính ngôi nhà (tâm hồn + thể xác) thì lúc đó có tôn giáo hay không thật sự không còn quan trọng nữa! Cuộc sống vốn là cơ hội để con người ta được trải nghiệm chứ không phải để phân bì đúng hay sai.

😀