Trách nhiệm của nhà Nguyễn và những nguyên nhân chủ quan/khách quan nào đẩy nước ta rơi vào tay thực dân Pháp?

  1. Lịch sử

Tuần này, mình xin mạn phép mở phần "Tranh biện sử Việt" số 3. Rất mong được sự hưởng ứng và tranh biện nhiệt tình của các bạn.

Trong chủ đề này, các bạn hãy trình bày về vấn đề nước Việt Nam rơi vào tay Pháp thì trách nhiệm chủ yếu ở nhà Nguyễn với những chính sách ngoại giao, quân sự,... không phù hợp hay còn những nguyên nhân nào khác trong lịch sử mà các góc khuất này không được tiết lộ.

Mọi người có thể phản hồi ngay bên dưới câu hỏi này hoặc sử dụng bài viết liên kết để tham gia tranh luận nhé. ------Sau 01 tuần kể từ ngày mở tranh biện, mình và Noron! sẽ tổng hợp, lựa chọn 01 nội dung xuất sắc để vinh danh, tặng quà bằng hiện vật (Giải thưởng 200.000 đồng).

https://cdn.noron.vn/2018/11/03/1cf0f6b39ed0eb45b0c74ee1ee1bc21c.jpg
Từ khóa: 

tranh biện sử việt

,

nhà nguyễn

,

thực dân pháp

,

nguyên nhân

,

chủ quan

,

lịch sử

Trả lời

Theo mình để có thể nói được hết mọi yếu tố từ khách quan đến chủ quan thì thực sự là rất khó, phải tổng hợp từ nhiều nguồn, phải có thời gian để phân loại, phân tích về dữ liệu đã thu thập. Việc nhà Nguyễn để mất nước theo mình là một phần của chu kỳ lịch sử khi mà các triều đại phong kiến khi ấy đều đang trong giai đoạn suy tàn, ở thời điểm đó không chỉ có VN mà còn rất nhiều nước khác trên thế giới cũng trở thành thuộc địa cho các nước thực dân.

Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận là nhà Nguyễn đã quá bảo thủ, chậm tiếp thu cái mới, chậm thay đổi dẫn đến lạc hậu và mục nát. Vào thời kỳ đó VN không hề thiếu những người khai sáng, những nhà tư tưởng lỗi lạc, chỉ tiếc là tất cả đều không được chấp nhận. Sai lầm đó đã kéo theo 100 năm nô lệ của cả dân tộc, nhắc lại thì thấy thật đau xót. Sau đó còn là cuộc nội chiến 2 miền mà cho đến tận bây giờ vẫn còn nhiều tranh cãi. Thật sự hy vọng là chuyện này sẽ không bao giờ lặp lại, không bao giờ xảy ra với đất nước chúng ta thêm một lần nào nữa.

Góc nhìn của mình thì đó là giai đoạn chủ nghĩa thực dân của Tây Phương lên cao. Trong đó Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh đều vươn vòi bạch tuộc tranh cướp các vùng đất kém phát triển hơn ở khắp thế giới.
Nhà Nguyễn hay bất kỳ vị vua nào của nước Việt lúc đó cũng không đủ sức chống đỡ lực lượng của Tây Phương. Và không chỉ có nước Việt mà rất nhiều quốc gia khác đã trở thành nạn nhân của chủ nghĩa thực dân.

Tôi không tin chúng ta với giáo và gươm có thể chống đỡ được súng đạn của Tây phương, lựa chọn đầu hàng và thuần phục là lựa chọn hợp lý và khôn ngoan trong hoàn cảnh đó.
Nguyên nhân chủ quan của việc thất bại trước pháp mọi, là do cuối thời Minh Mạng và đến vua Tự Đức quân sự dần trở lên lạc hậu so với vũ khí của cách mạng công nghiệp bên phương Tây, trong khi đó vua Tự Đức trọng văn hơn võ( trọng văn trong khi cho phép mua quan bán chức,) quân đội không còn mạnh và trang bị đầy đủ như trước kỉ luật cũng kém.( nên nhớ nước Việt trong 3 cuộc chiến với Thái gay đều giành chiến thắng với súng và đại bác) tuy Thái thua Việt nhưng họ có nền tự chủ và quân chủ của họ vẫn tồn tại. Cho thấy việc không tập chung phát triển quân đội của vua Tự Đức là sai lầm lớn nhất. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan khi kinh tế khá yếu sau các cuộc chiến với Thái trong khi đó thì quan Việt chỉ biết boac lột nhân dân trên dối vua dưới bóc lột nhân dân, để vua nghĩ rằng đất nước quá thịnh trị nà đi đến trọng văn khinh võ, trên nữa đến khi có chiến tranh một bộ phận quan đại thần lại không muốn đánh nhau sợ mất tiền của của chính mình( điều này ảnh hưởng đến suy nghĩ cực kỳ nhiều của vua Tự Đức) khiến cả triều đình đã yếu đuối trở thành bi đát trong vấn đề tấn công quân pháp dẫn tới việc mất cả Huế vào tay pháp. Nên nói lại Việt là 1 cường quốc kinh tế quân sự sột từ thời Lê Thánh Tông đến hết Minh Mạng dù có mấy trăm năm đàng trong đàng ngoài( quân phương Tây cực kỳ kiêng nể các triều đại Lê > đầu Nguyễn) quân sự Việt chỉ thực sự quá trùn lại sau khi Bế quan tỏa cảng khiến quân sự Việt đi xuống quá trầm trọng. Trang bị 10 lính 1 súng không được bắn vào thời Tự Đức so với gần như mỗi người 1 súng dưới thời Gia Long Minh mạng được tập trận thường xuyên thì đúng là 1 trời 1 vực

1. Đánh giá khách quan:

Khi thực dân Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp:

  • Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
  • Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc 
  • Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.
  • Triều đình nhà Nguyễn đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng, lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng, triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.


2. Trách nhiệm chủ quan của nhà Nguyễn trong việc để mắt nước vào cuối thế kỉ XIX, phải thấy được việc mất nước là một quá trình từ không tất yếu cuối cùng chuyển sang tất yếu. Điều này có nghĩa là, ngay từ khi bắt đầu xâm, lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta. Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược nước ta cúng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khá quá cảnh giác với bọn thực dân nên đã tiến hành chính sách cấm đạo, bế quan tỏa cảng, không tổ chức toàn dân chống giặc, mà còn quá nhu nhược, thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, bóc lột nhân dân… ngoài ra lại dựa vào nhà Thanh để chống Pháp. Song nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với thực dân Pháp trên số phận của Đại Nam, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác (Hòa ước năm Nhâm Tuất 1862, Hòa ước Giáp Tuất năm 1874 và cuối cùng là Hòa ước Patơnốt năm 1884). Với Hòa ước 1884, Đại Nam hoàn toàn mất độc lập, bị xóa tên trên bản đồ thế giới, trở thành thuộc địa của Pháp, bị Pháp đô hộ.Nhận định tình hình nước ta khi Pháp phát động chiến tranh xâm lược, có thể khẳng định chế độ phong kiến Việt nam đang ngày càng suy yếu, lực lượng vật chất và tinh thân của nhân dân đang bị triều Nguyễn hủy hoại, chỉ có thể cứu vãn nguy cơ mất nươc nếu nhà cầm quyền sớm biết mở đường cho xã hội tiến lên theo hướng mới, tăng cường năng lực vật chất và tinh thần trong nhân dân để có đủ khả năng bảo vệ đất nước. Muốn vậy, chỉ có thể thực hiện được bằng cách điều chỉnh các mối sung đột giữa địa chủ với nông dân, giữa giai cấp phong kiến ngoan cố với thành phần tư sản chớm nở, chấn chỉnh quân đội, thu phục và cố kết nhân tâm, một yêu cầu mà nhà Nguyễn với tất cả những tồn tại và hạn chế của nó hoàn toàn không có khả năng đáp ứng.
Kết quả nước Pháp đã vượt qua những khó khăn của chúng để cuối cùng thôn tính hoàn toàn Việt Nam. Trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX là hiển nhiên, không thể chối cãi.
=>Đặt ra vấn đề" Liệu nước ta có thể tránh được cuộc xâm lăng của thực dân Pháp không?" 

Có hai quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này.

  • Quan điểm thứ nhất là chúng ta không thể tránh khỏi việc rơi vào vòng đô hộ của chủ nghĩa thực dân vì thực dân hóa là xu thế lúc bấy giờ, nhiều dân tộc ở Á, Phi đều không tránh nổi.
  • Quan điểm thứ hai là Việt Nam có thể tránh được việc bị Pháp xâm lược, có thể chống xâm lược thắng lợi bởi dân ta có truyền thống đoàn kết, yêu nước chống ngoại xâm. Hơn nữa, Đại Nam là nước có tầm cỡ trung bình, tương đối phát triển trong khu vực còn nước Pháp ở xa và có không ít khó khăn. 

Tuy nhiên lựa chọn quan điểm nào thì cũng là điều khá khó khăn, thách thức của Việt Nam ta trước nhiều biến động thế giới, sức mạnh to lớn của kẻ thù.

Mình nghĩ là do nhà Nguyễn trọng Nho giáo, văn chương hơn là khoa học kĩ thuật => không thể nào cải tiến quân đội, vũ khí cho bằng phương Tây được. Thêm nữa là nhà Nguyễn sợ đánh thua Pháp nên nhúng nhường để giữ ngai. Bởi vì ngày xưa quân Nguyễn nhờ sự trợ giúp về vũ khí, tổ chức của Pháp mới có thể đánh thắng quân Tây Sơn, họ hiểu rõ thực lực của đối thủ. Thời điểm đó Pháp đang chạy đua thuộc địa với Anh, nếu nhà Nguyễn cương tới cùng thì Pháp cũng chiều tới thôi. Nhật tại sao lại thành cường quốc? Vì họ chịu thay đổi, nước họ chẳng có tài nguyên gì cả, thương nghiệp là con đường sống duy nhất của họ. Nhà Nguyễn có cái cần giữ nên lo, còn Nhật không có gì nên bắt buộc phải đánh đổi.

Tham khảo:

Sách: Vua Gia Long và người Pháp. Tác giả: Thụy Khê

Mỗi người sẽ đọc những nguồn tư liệu khác nhau và có những cảm nhận khác nhau

Do nhà Nguyễn số quá đen, dù cho cố gắng thế nào cũng khó hòa hơp và thống nhất những sự đứt gãy về tư tưởng nên thành ra giặc đến rất khó chống cự, tương quan về tiềm lực cũng hạn chế hơn