Từ sinh viên mới tốt nghiệp trở thành Junior Developer?

  1. Hướng nghiệp

Khi mới ra trường, nhiều bạn nghĩ là rất khó để trở thành một Junior Developer. Nhưng bạn hoàn toàn có thể xây dựng profile cá nhân ngay từ khi còn là năm 1 sinh viên đó.


Phân tích kỹ hơn cho các bạn sinh viên và hãy giúp mình bổ sung nếu bạn có những kinh nghiệm hữu ích hơn!

1.     Xây dựng Portfolio

Portfolio không phải một bản résumé (lý lịch) – chỉ đơn giản liệt kê kinh nghiệm và thành tích của bạn, cũng không phải là cover letter (thư xin việc) – chỉ viết về những trình độ và kỹ năng phù hợp với một công việc cụ thể. Portfolio là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ làm sáng tỏ những gì bạn nói về bản thân mình trong hai loại tài liệu trên.

2.     Lắp đầy Portfolio bằng những dự án đã thực hiện

Một bản Portfolio hoàn chỉnh, rõ ràng luôn gây ấn tượng mạnh với những nhà tuyển dụng, vì thế bạn hãy thể hiện hết những kinh nghiệm, kỹ năng, ưu điểm của bạn vào trong Portfolio.

3.     Hãy thử làm Freelance

Các dự án Freelance luôn là cơ hội để giúp các bạn IT tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho bản thân thông qua những công việc đơn giản ví dụ như xây dựng trang web cho một nhà hàng ở địa phương bạn, tạo một bản tin HTML (Hypertext Markup Language) cho một chương trình từ thiện,… hoặc có thể cân nhắc đến các hoạt động từ nguyện.

4.     Lưu trữ Code trên GitHub

GitHub là một dịch vụ cung cấp kho lưu trữ trên nền web cho các dự án phát triển phần mềm. Vì thế, đây sẽ là nơi cho bạn thể hiện kinh nghiệm viết Code của riêng bạn cho những nhà tuyển dụng thấy được những khả năng, kinh nghiệm của bạn nếu bạn vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế.

5.     Đóng góp vào Dự án mã nguồn mở

Chọn một Dự án mã nguồn mở để đóng góp cho phép bạn có được cơ hội tham gia giải quyết những vấn đề cụ thể và thực tế, giúp bạn tăng cường phát triển những kỹ năng của bản thân, hoặc tạo ra cơ hội để giao lưu và liên kết với các Developers khác.

Bạn có thể tìm kiếm tất cả những Dự án mã nguồn mở ở Explore GitHub, và có thể tìm hiểu thêm các dự án mã nguồn mở nổi tiếng như Ruby on Rails, Linux, MySQL và nhiều framework JavaScript.

6.     Tham gia Hackathon

Đây là một nơi thú vị và hấp dẫn cho bạn để giao lưu với những người có cùng sở thích, giải quyết các vấn đề thú vị, kiểm tra kỹ năng viết Code của bạn, học hỏi từ những người khác và có thể giành giải thưởng như thẻ quà tặng, tiền mặt, học bổng các khóa học.

Bạn có thể tìm kiếm các Hackethons ở gần bạn hay online trên những trang web như AngelHack, Hacker League,

hackathon.io
, ChallengePost,…

Và các bạn hãy nhớ để mắt đến những sự kiện trong Hackathons này, có rất nhiều Developers nhận được công việc ngay trên Hackathons.

7.     Mở rộng mối quan hệ với những người trong ngành

Nếu bạn không có nhiều cơ hội gặp gỡ, giao lưu trực tiếp với những người trong ngành, thì bạn có thể tìm kiếm ở cộng đồng trực tuyến để học hỏi, chia sẻ như có thể trả lời các câu hỏi về Stack Overflow, nhận xét về chủ đề Reddit liên quan đến sự phát triển, hoặc giúp đỡ trên diễn đàn

WordPress.org
,…

8.     Theo dõi tin tức ngành

Bạn không cần phải là một chuyên gia về mọi câu chuyện hoặc vấn đề. Chỉ cần biết những gì đang “hot” và những gì đang xảy ra. Bạn có thể bổ sung những kiến thức đó bằng cách đọc các blog hoặc các trang tin công nghệ, lắng nghe các podcast, hoặc quét các danh sách Twitter,..

9.     Liên tục học hỏi

Ngoài việc bắt kịp các tin tức, bạn cũng nên trau dồi việc học các kiến thức, kỹ năng mới như:

  • Trình xử lý CSS như Sass hoặc Less
  • Các khuôn khổ như Backbone.js, Angular.js, hoặc Node.js, vv ... hoặc Ruby on Rails
  • Một CMS (Hệ thống Quản lý Nội dung) như WordPress

10. Điều chỉnh Resume của bạn

Mặc dù Portfolio là nơi bạn sẽ thể hiện kỹ năng của bạn, rất nhiều công ty vẫn yêu cầu Resume và sử dụng chúng để "loại bỏ" ứng cử viên. Tất nhiên bạn phải cập nhật rõ rang thông tin trên sơ yếu lý lịch, kinh nghiệm việc làm để phù hợp với vị trí công việc Developer

11. Tìm kiếm thêm nhiều cơ hội việc làm

Khi bạn đã học hỏi, tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành Developer, thì hãy cố gắng tìm kiếm những cơ hội việc làm thực tế tại các công ty ngay cả khi bạn vẫn còn là sinh viên.

12. Phỏng vấn việc làm

Hãy luôn trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để thể hiện bản thân bạn trước nhà tuyển dụng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.

Từ khóa: 

tech job

,

hướng nghiệp

,

hướng nghiệp

Cho mình hỏi làm cách nào để: "Xây dựng Portfolio". Mình sẽ tạo một web độc lập hay các nền tảng sẵn có như

site.google
(mình thấy các thầy hay dùng cái này), wordpress, blog,... Có nên làm cho nó thật cool ngầu không? hay chỉ cần liệt kê ra thôi?

Trả lời

Cho mình hỏi làm cách nào để: "Xây dựng Portfolio". Mình sẽ tạo một web độc lập hay các nền tảng sẵn có như

site.google
(mình thấy các thầy hay dùng cái này), wordpress, blog,... Có nên làm cho nó thật cool ngầu không? hay chỉ cần liệt kê ra thôi?