Vì sao bóng đá lại khơi dậy được tình yêu nước? Ngoài bóng đá ra, còn điều gì làm người Việt Nam tự hào như thế?

  1. Tin Tức

Nhờ có bóng đá mà cờ đỏ sao vàng rợp khắp mọi con đường, góc phố. Nhờ bóng đá mà tình yêu nước tràn đầy trong hai tiếng "Việt Nam". Liệu có điều gì khác ngoài bóng đá khiến mọi người đều tràn ra đường và hô vang như vậy? Niềm tự hào đất nước phải chăng cũng chỉ vì sự thi đua? Ta tự hào vì ta thắng? Hay còn vì điều gì khác nữa?

10717119c111b6473a8e7d0dc131820f_L
Từ khóa: 

bóng đá

,

yêu nước

,

người việt nam

,

tự hào đất nước

,

tin tức

Mình đoán là ở đây có sự nhầm lẫn hoặc hiểu nhầm nào đó, tại sao chúng ta lại đánh đồng việc tình yêu và đam mê bóng đá với tình yêu nước nhỉ? Chính chúng ta gán ghép 2 khái niệm này với nhau, rồi cũng chính chúng ta thấy nó bị "gượng ép". Mặc dù bản chất của nó hết sức đơn giản, vì Việt Nam có rất nhiều fan hâm mộ của bóng đá (từ lâu năm cho đến phong trào, thời vụ). Cả tình yêu bóng đá và tình yêu nước, cơ bản đều thuộc phạm trù của "cảm xúc" (do bán cầu não phải đảm nhiệm), nhưng những câu hỏi "vì sao" như thế này, lại đòi hỏi lý lẽ và tư duy logic (do bán cầu não trái đảm nhiệm). Nên thành ra, sẽ không bao giờ có câu trả lời nào tuyệt đối chính xác cho những câu hỏi dạng này.

Nhưng nếu bắt buộc phải trả lời, thì mình trình bày như sau:
Có một khái niệm rất hay trong Marketing có thể phần nào lý giải cho hiện tượng này, đó là "insight" - Sự thật ngầm hiểu. Nó mô tả sự liên quan giữa những hiện tượng, mà tưởng chừng không có điểm chung nào cả hoặc không thể giải thích được bằng lý lẽ, logic. Ví dụ như, dân Việt mình hay có suy nghĩ: nông dân thường đi chung với thật thà, chân chất; địa chủ hay đi kèm với gian ác, ki bo; người anh thì thường tham lam, người em thì thì thường chăm chỉ,... Để giải thích thì cách dễ hiểu nhất đó là do chúng ta đọc quá nhiều chuyện cổ tích dân gian Việt Nam. 

Tương tự cho vấn đề chúng ta đang nói là Bóng đá và Tình yêu nước. Lịch sử VN trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, mà mấu chốt để dành chiến thắng trong những trận chiến (đối kháng) chính là tinh thần Đoàn kết, Quyết tâm và Chiến thuật - mà giáo dục lịch sử rút gọn lại trong một cụm từ xúc tích là “lòng yêu nước”. Tới đây sự liên quan mới trở nên rõ ràng hơn, thật tình cờ là Đoàn kết - Quyết tâm - Chiến đấu - Chiến thuật cũng là những yếu tố tiên quyết của môn bóng đá. Vậy nên dễ hiểu lý do tại sao Bóng đá và Lòng yêu nước lại liên quan đến nhau. 

Mà chỉ nói rằng “liên quan” thôi là chưa đủ, một yếu tố khác làm cho những ngày như thế này biến thành lễ hội đó là bóng đá thực sự đã trở thành một dạng “Văn hóa đại chúng” của Việt Nam. Đặc điểm của văn hóa đại chúng là tính phổ biến và nhân bản. Mà tính nhân bản chính là cốt lõi tạo nên độ phổ biến, bóng đá tồn tại ở mọi hình thức từ chuyên nghiệp nhất, đến nghiệp dư nhất, từ người nhỏ, đến người lớn, từ người giàu đến người nghèo, từ nam giới tới phụ nữ,... Và ở VN nó mang tính “tuyên truyền” rất cao, nếu trong thời chiến, những ca khúc “nhạc đỏ” và đoàn văn công làm tăng sĩ khí cho bộ đội, thì trong thời bình, bóng đá là công cụ giải trí làm tăng tinh thần hăng say trong thời kiến thiết đất nước. Mà các đội bóng như Thể Công hay Cảng Sài Gòn,... là ví dụ điển hình (xem video bên dưới để biết thêm chi tiết).

Nói vậy để hiểu rằng bóng đá đối với Việt Nam thực sự đã vượt qua giới hạn của tinh thần thể thao, và để hiểu rằng mọi thứ tồn tại đều có cái lý do của nó cả. Hiếm có thứ nào vừa là hiện thân của quá khứ, vừa được minh chứng bằng hiện tại, mà vừa mang khát vọng của tương lai như bóng đá. 

Ngoài ra, mức độ “tuyên truyền” cũng tạo nên tính cuồng nhiệt khác biệt cho bóng đá Việt Nam. Ví dụ như trận Chung kết AFF cup 2018 VN vs Malaysia, ở trận lượt đi, rõ ràng là dân Malaysia cũng rất cuồng bóng đá, minh chứng là có đến hàng chục ngàn cđv xếp hàng tại sân Bukit Jalil trước hàng chục tiếng đồng hồ để mua vé, và sân 90 nghìn chỗ ngồi đã phủ kín khán giả. Nhưng tuyệt nhiên, ngoại trừ báo thể thao thì không có tờ báo của Malaysia để bóng đá ở trang nhất cả (hầu hết phải lật đến trang thứ 4 mới thấy nhắc đến bóng đá), và thực tế là mặc dù tại sân Bukit Jalil thì không khí cổ động rất cuồng nhiệt, nhưng không khí này cũng chỉ xuất hiện ở bán kính khoảng 1km tính từ SVĐ. Điều này là trái ngược hoàn toàn với Việt Nam, những ngày này, bóng đá xuất hiện ở trang đầu của mọi tờ báo, đi đâu cũng thấy cờ đỏ sao vàng khắp đường phố, từ HN đến HCM, từ Hà Giang đến Cà Mau. Rõ ràng công tác “tuyên truyền” ở Việt Nam là quá khác biệt. Tất cả thể hiện sự khát khao, mà cái khát khao này được tích tụ suốt 1 thập kỷ rồi, và bây giờ mới có dịp thể hiện ra bên ngoài. 

Còn để trả lời rằng liệu còn điều gì ngoài bóng đá làm dân mình tự hào đến thế? Thì câu trả lời là bất cứ thứ gì thuộc về Văn hóa đại chúng, và phải có đầy đủ các yếu tố Đoàn kết - Quyết tâm - Chiến đấu - Chiến thuật.

Trả lời

Mình đoán là ở đây có sự nhầm lẫn hoặc hiểu nhầm nào đó, tại sao chúng ta lại đánh đồng việc tình yêu và đam mê bóng đá với tình yêu nước nhỉ? Chính chúng ta gán ghép 2 khái niệm này với nhau, rồi cũng chính chúng ta thấy nó bị "gượng ép". Mặc dù bản chất của nó hết sức đơn giản, vì Việt Nam có rất nhiều fan hâm mộ của bóng đá (từ lâu năm cho đến phong trào, thời vụ). Cả tình yêu bóng đá và tình yêu nước, cơ bản đều thuộc phạm trù của "cảm xúc" (do bán cầu não phải đảm nhiệm), nhưng những câu hỏi "vì sao" như thế này, lại đòi hỏi lý lẽ và tư duy logic (do bán cầu não trái đảm nhiệm). Nên thành ra, sẽ không bao giờ có câu trả lời nào tuyệt đối chính xác cho những câu hỏi dạng này.

Nhưng nếu bắt buộc phải trả lời, thì mình trình bày như sau:
Có một khái niệm rất hay trong Marketing có thể phần nào lý giải cho hiện tượng này, đó là "insight" - Sự thật ngầm hiểu. Nó mô tả sự liên quan giữa những hiện tượng, mà tưởng chừng không có điểm chung nào cả hoặc không thể giải thích được bằng lý lẽ, logic. Ví dụ như, dân Việt mình hay có suy nghĩ: nông dân thường đi chung với thật thà, chân chất; địa chủ hay đi kèm với gian ác, ki bo; người anh thì thường tham lam, người em thì thì thường chăm chỉ,... Để giải thích thì cách dễ hiểu nhất đó là do chúng ta đọc quá nhiều chuyện cổ tích dân gian Việt Nam. 

Tương tự cho vấn đề chúng ta đang nói là Bóng đá và Tình yêu nước. Lịch sử VN trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, mà mấu chốt để dành chiến thắng trong những trận chiến (đối kháng) chính là tinh thần Đoàn kết, Quyết tâm và Chiến thuật - mà giáo dục lịch sử rút gọn lại trong một cụm từ xúc tích là “lòng yêu nước”. Tới đây sự liên quan mới trở nên rõ ràng hơn, thật tình cờ là Đoàn kết - Quyết tâm - Chiến đấu - Chiến thuật cũng là những yếu tố tiên quyết của môn bóng đá. Vậy nên dễ hiểu lý do tại sao Bóng đá và Lòng yêu nước lại liên quan đến nhau. 

Mà chỉ nói rằng “liên quan” thôi là chưa đủ, một yếu tố khác làm cho những ngày như thế này biến thành lễ hội đó là bóng đá thực sự đã trở thành một dạng “Văn hóa đại chúng” của Việt Nam. Đặc điểm của văn hóa đại chúng là tính phổ biến và nhân bản. Mà tính nhân bản chính là cốt lõi tạo nên độ phổ biến, bóng đá tồn tại ở mọi hình thức từ chuyên nghiệp nhất, đến nghiệp dư nhất, từ người nhỏ, đến người lớn, từ người giàu đến người nghèo, từ nam giới tới phụ nữ,... Và ở VN nó mang tính “tuyên truyền” rất cao, nếu trong thời chiến, những ca khúc “nhạc đỏ” và đoàn văn công làm tăng sĩ khí cho bộ đội, thì trong thời bình, bóng đá là công cụ giải trí làm tăng tinh thần hăng say trong thời kiến thiết đất nước. Mà các đội bóng như Thể Công hay Cảng Sài Gòn,... là ví dụ điển hình (xem video bên dưới để biết thêm chi tiết).

Nói vậy để hiểu rằng bóng đá đối với Việt Nam thực sự đã vượt qua giới hạn của tinh thần thể thao, và để hiểu rằng mọi thứ tồn tại đều có cái lý do của nó cả. Hiếm có thứ nào vừa là hiện thân của quá khứ, vừa được minh chứng bằng hiện tại, mà vừa mang khát vọng của tương lai như bóng đá. 

Ngoài ra, mức độ “tuyên truyền” cũng tạo nên tính cuồng nhiệt khác biệt cho bóng đá Việt Nam. Ví dụ như trận Chung kết AFF cup 2018 VN vs Malaysia, ở trận lượt đi, rõ ràng là dân Malaysia cũng rất cuồng bóng đá, minh chứng là có đến hàng chục ngàn cđv xếp hàng tại sân Bukit Jalil trước hàng chục tiếng đồng hồ để mua vé, và sân 90 nghìn chỗ ngồi đã phủ kín khán giả. Nhưng tuyệt nhiên, ngoại trừ báo thể thao thì không có tờ báo của Malaysia để bóng đá ở trang nhất cả (hầu hết phải lật đến trang thứ 4 mới thấy nhắc đến bóng đá), và thực tế là mặc dù tại sân Bukit Jalil thì không khí cổ động rất cuồng nhiệt, nhưng không khí này cũng chỉ xuất hiện ở bán kính khoảng 1km tính từ SVĐ. Điều này là trái ngược hoàn toàn với Việt Nam, những ngày này, bóng đá xuất hiện ở trang đầu của mọi tờ báo, đi đâu cũng thấy cờ đỏ sao vàng khắp đường phố, từ HN đến HCM, từ Hà Giang đến Cà Mau. Rõ ràng công tác “tuyên truyền” ở Việt Nam là quá khác biệt. Tất cả thể hiện sự khát khao, mà cái khát khao này được tích tụ suốt 1 thập kỷ rồi, và bây giờ mới có dịp thể hiện ra bên ngoài. 

Còn để trả lời rằng liệu còn điều gì ngoài bóng đá làm dân mình tự hào đến thế? Thì câu trả lời là bất cứ thứ gì thuộc về Văn hóa đại chúng, và phải có đầy đủ các yếu tố Đoàn kết - Quyết tâm - Chiến đấu - Chiến thuật.

Xuất phát là công dân của mỗi quốc gia, gắn trên mình "Made in VietNam" :)) thì ai cũng muốn nước mình phát triển, có những điều tốt đẹp,...

Nhưng cá nhân mình nghĩ rằng Tình yêu nước đó chỉ là những Khoảnh Khắc nhất định trong những thời điểm hiện tại bởi lẽ mặc dù bản thân mình cũng rất vui khi nhìn thấy những ngày cả đất nước rực lên màu đỏ trên khắp các con phố, cùng nhau reo vang, những cái bắt tay giữa những người xa lạ bỗng dưng mà thân thiết đến lạ luôn ấy nhưng sau tất cả những niềm vui đó mình lại thấy trên khắp các nẻo đường là những bãi rác kinh hoàng, có những bộ mặt buồn rầu của các cô lao công, vẫn có những tai nạn thương tâm,... và sau khoảnh khắc ấy chúng ta vẫn quay trở lại những thói quen cũ không tốt. Theo mình, nếu xuất hiện một tình yêu nước thật sự là đó phải xuất phát từ những giá trị cốt lõi, là sự thấm rất lâu qua thời gian để nó trong tiềm thức và là những sự chung tay của tất cả người dân cùng nhau thực hiện chứ không chỉ dừng lại ở việc một nhóm đại diện, nó  là sự giáo dục, là những điều bền bỉ hơn. 

Vì thế, nếu còn những điều khác khiến chúng ta yêu nước tác động từ bên ngoài mà không phải do chính ta nhận thức thì theo mình nó vẫn chứa tình yêu nước nhưng là "Khoảnh khắc yêu nước".  Còn tình yêu nước mà người dân ta thực sự dành cho đất nước cho tới thời điểm hiện tại thì vẫn cần rất nhiều thời gian và sự cố gắng của cả nhà nước và người dân rất là nhiều bắt nguồn từ những hoạt động nhỏ nhất trong đời sống của người dân cơ.

Dù sao thì những chiến thắng gần đây thực sự là những nỗ lực và cố gắng rất nhiều của những cầu thủ nước nhà chúng mình, mong rằng những khoảnh khắc này sẽ có thể nhen nhóm nhiều hơn nữa tình yêu nước thực sự trong chúng ta.

Đó là quan điểm, góc nhìn của mình về vấn đề này

Mình rất thích câu hỏi này của Cúc.

Cảm ơn bạn đã đặt ra một vấn đề thú vị để chúng ta cùng nhìn lại :))))))

Mình nghĩ nhũng việc như theo dõi, cổ vũ, ăn mừng, bão bùng,... chưa (có khi là chẳng) thể gọi là yêu nước. Việt Nam vô địch ko phải là Nước Việt vô địch mà là tuyển bóng đá vô địch. Cùng lắm cũng chỉ gọi là yêu bóng đá. Tất nhiên ko thể phủ nhận ảnh hưởng của bóng đá, nhưng có lẽ chỉ ở 1 số người thôi, tự hào vì chúng ta hơn ng ta trong việc đua tranh, tự hào vì chiến thắng. Nhưng có lẽ đa phần còn lại có thể nói là theo hiệu ứng đám đông mà thôi. Nó chỉ như 1 dịp để vui chơi, 1 dịp để ra đường, tụ họp, nổi loạn mà ko bị ai nhìn với vẻ mặt như nhìn ng ngoài hành tinh vậy. Bởi vậy hầu như chỉ có lớp trẻ đổ ra đường thôi chứ ít thấy lớp "già". Như dân mạng hay dùng từ (xin lỗi) "đú" theo phong trào vậy.

Nói hơi nặng lời vậy, nhưng thôi, yêu nước là đóng góp cho đất nước chứ ko phải là làm ồn, "đốt" xăng gây thêm ô nhiễm, đứng đầy đường gây tắt nghẽn giao thông, và cả rất nhiều hình ảnh không đẹp nữa. Dùng chữ yêu nước ở đây, có vẻ có gì đó sai sai 🤣🤣