Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?

  1. Tâm lý học

  2. Tâm sự cuộc sống

Từ khóa: 

người lương thiện

,

tâm lý học

,

tâm sự cuộc sống

Dưới đây là ý kiến riêng của mình để trả lời cho câu hỏi: Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?

Giả thiết là người này hoàn toàn là lương thiện.

Con người đều có hỉ nộ ái ố nhưng những người lương thiện hay gặp nỗi buồn trước hết vì họ có khả năng cảm được nỗi buồn sâu sắc hơn những người khác. Vì những người lương thiện biết buồn là như thế nào nên họ không muốn người khác cũng phải buồn. Khả năng thấu cảm của họ cao hơn những người không lương thiện. Họ hiểu thấu nỗi buồn của riêng mình trước, rồi từ đó buồn cho những người đồng cảnh ngộ, thậm chí cho những người có cảnh ngộ hoàn toàn khác nhưng cũng có những nỗi đau. Họ thậm chí còn có thể cảm thấy buồn cho những người không biết cảm thấy buồn, không biết thương cảm người khác, những người nhẫn tâm, lạnh lùng bởi vì những người đó là những người càng ngày càng đi xa bản chất lương thiện của mình.

Những người không buồn sâu sắc thì niềm vui họ có được rất hời hợt, bao nhiêu cũng không đủ. Những người buồn rất sâu thì dù chỉ có điều rất giản đơn thôi cũng có thể cho họ được niềm vui. Khả năng cảm thụ sâu sắc của những người lương thiện giúp họ dễ dàng học được chữ "biết đủ" và sau này sẽ dễ đạt được hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó họ có thể chia sẻ nhiều hơn cho những người kém may mắn hơn mình vì họ muốn ai cũng được hạnh phúc.

Nỗi buồn tiếp theo mà những người lương thiện có thể có đó là nỗi cô đơn. Nếu như thế giới này rất ít người lương thiện, không mấy ai hiểu được những thứ như họ hiểu, thì họ chắc chắn rất cô đơn. Và thực tế thì đâu mấy ai trên thế giới biết yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Cho nên nỗi buồn vì cô đơn này là một nỗi buồn thường gặp ở những người lương thiện.

Những người lương thiện hay gặp trắc trở bởi vì:

Thứ nhất, họ tình nguyện chịu trắc trở. Khi những người lương thiện nhìn thấy những cảnh ngộ khó khăn hơn họ, chắc chắn họ sẽ không muốn mình an nhàn hưởng thụ hay sống mãi trong sự bình yên. Họ luôn muốn làm cái gì đó, mang lại tình yêu cho những ai đang đau khổ, giúp đỡ nhiều người nhất có thể. Họ luôn chọn những con đường khó đi, gánh những gian khổ không ai dám gánh vác. Tất cả không phải vì cái lợi riêng nào cả, vì họ yêu thương người khác thôi.

Thứ hai, những trắc trở là những cơ hội để đánh thức và nuôi dưỡng những tâm hồn lương thiện, đồng thời cũng có thể là ngược lại. Trở thành một người tốt rất khó, nhưng trở thành kẻ xấu thì rất dễ. Tất cả chúng ta ai cũng đều gặp những trắc trở, nhưng có những người sau những trắc trở thì tồi tệ đi vài phần, có những người sau những trắc trở thì tốt đẹp lên rất nhiều. Có người sau những gian khó nghĩ ra cách đẩy những gian khó cho người khác và tìm được đường dễ dàng đi hơn, có người sau những gian khó thì tiếp tục chọn gian khó để thử thách chính mình. Có nhiều người trước đó thể hiện ra bên ngoài có vẻ rất tốt, nhưng sau khi gặp trắc trở thì thay đổi 180 độ. Ngược lại có những người một thời gian làm điều xấu rồi bỗng một ngày sau một cú sốc đã nhận ra sự xấu xa của mình và ăn năn, hối hận, trở lại thiện lương, sẵn sàng chấp nhận mọi sự trừng phạt và ngày càng trở nên tốt đẹp lên sau đó.

Vì bản chất của chúng ta là lương thiện, cho nên khi làm điều thiện, suy nghĩ thiện chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản, cảm thấy bình yên lâu dài mãi về sau. Ngược lại, nếu chúng ta làm những việc ác độc với người khác, có ý định xấu với người khác, tức là trái với bản chất thiện lương đó, tòa án lương tâm của chúng ta một ngày nào đó sẽ lên tiếng và dằn vặt chúng ta trong đau khổ. Mà thực ra, còn biết ăn năn, còn biết đau khổ và dằn vặt, tức là vẫn còn lương thiện.

Những thử thách như những ngã ba cho chúng ta lựa chọn lối rẽ: chọn thiện, hay chọn ác. Trắc trở vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội, nó mở đường cho chúng ta tìm về bản chất thiện lương của mình.

Chúng ta không phải ai cũng đang ở trong trạng thái hoàn toàn lương thiện, trong chúng ta luôn có thiện ác phân tranh. Tuy nhiên những trắc trở chính là cơ hội để chúng ta tiến tới trạng thái hoàn toàn thiện lương đó. Sống lương thiện không phải là để ai đó nghĩ tốt về mình, mà là để chúng ta hạnh phúc thật sự thôi.

Trả lời

Dưới đây là ý kiến riêng của mình để trả lời cho câu hỏi: Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở?

Giả thiết là người này hoàn toàn là lương thiện.

Con người đều có hỉ nộ ái ố nhưng những người lương thiện hay gặp nỗi buồn trước hết vì họ có khả năng cảm được nỗi buồn sâu sắc hơn những người khác. Vì những người lương thiện biết buồn là như thế nào nên họ không muốn người khác cũng phải buồn. Khả năng thấu cảm của họ cao hơn những người không lương thiện. Họ hiểu thấu nỗi buồn của riêng mình trước, rồi từ đó buồn cho những người đồng cảnh ngộ, thậm chí cho những người có cảnh ngộ hoàn toàn khác nhưng cũng có những nỗi đau. Họ thậm chí còn có thể cảm thấy buồn cho những người không biết cảm thấy buồn, không biết thương cảm người khác, những người nhẫn tâm, lạnh lùng bởi vì những người đó là những người càng ngày càng đi xa bản chất lương thiện của mình.

Những người không buồn sâu sắc thì niềm vui họ có được rất hời hợt, bao nhiêu cũng không đủ. Những người buồn rất sâu thì dù chỉ có điều rất giản đơn thôi cũng có thể cho họ được niềm vui. Khả năng cảm thụ sâu sắc của những người lương thiện giúp họ dễ dàng học được chữ "biết đủ" và sau này sẽ dễ đạt được hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó họ có thể chia sẻ nhiều hơn cho những người kém may mắn hơn mình vì họ muốn ai cũng được hạnh phúc.

Nỗi buồn tiếp theo mà những người lương thiện có thể có đó là nỗi cô đơn. Nếu như thế giới này rất ít người lương thiện, không mấy ai hiểu được những thứ như họ hiểu, thì họ chắc chắn rất cô đơn. Và thực tế thì đâu mấy ai trên thế giới biết yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Cho nên nỗi buồn vì cô đơn này là một nỗi buồn thường gặp ở những người lương thiện.

Những người lương thiện hay gặp trắc trở bởi vì:

Thứ nhất, họ tình nguyện chịu trắc trở. Khi những người lương thiện nhìn thấy những cảnh ngộ khó khăn hơn họ, chắc chắn họ sẽ không muốn mình an nhàn hưởng thụ hay sống mãi trong sự bình yên. Họ luôn muốn làm cái gì đó, mang lại tình yêu cho những ai đang đau khổ, giúp đỡ nhiều người nhất có thể. Họ luôn chọn những con đường khó đi, gánh những gian khổ không ai dám gánh vác. Tất cả không phải vì cái lợi riêng nào cả, vì họ yêu thương người khác thôi.

Thứ hai, những trắc trở là những cơ hội để đánh thức và nuôi dưỡng những tâm hồn lương thiện, đồng thời cũng có thể là ngược lại. Trở thành một người tốt rất khó, nhưng trở thành kẻ xấu thì rất dễ. Tất cả chúng ta ai cũng đều gặp những trắc trở, nhưng có những người sau những trắc trở thì tồi tệ đi vài phần, có những người sau những trắc trở thì tốt đẹp lên rất nhiều. Có người sau những gian khó nghĩ ra cách đẩy những gian khó cho người khác và tìm được đường dễ dàng đi hơn, có người sau những gian khó thì tiếp tục chọn gian khó để thử thách chính mình. Có nhiều người trước đó thể hiện ra bên ngoài có vẻ rất tốt, nhưng sau khi gặp trắc trở thì thay đổi 180 độ. Ngược lại có những người một thời gian làm điều xấu rồi bỗng một ngày sau một cú sốc đã nhận ra sự xấu xa của mình và ăn năn, hối hận, trở lại thiện lương, sẵn sàng chấp nhận mọi sự trừng phạt và ngày càng trở nên tốt đẹp lên sau đó.

Vì bản chất của chúng ta là lương thiện, cho nên khi làm điều thiện, suy nghĩ thiện chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản, cảm thấy bình yên lâu dài mãi về sau. Ngược lại, nếu chúng ta làm những việc ác độc với người khác, có ý định xấu với người khác, tức là trái với bản chất thiện lương đó, tòa án lương tâm của chúng ta một ngày nào đó sẽ lên tiếng và dằn vặt chúng ta trong đau khổ. Mà thực ra, còn biết ăn năn, còn biết đau khổ và dằn vặt, tức là vẫn còn lương thiện.

Những thử thách như những ngã ba cho chúng ta lựa chọn lối rẽ: chọn thiện, hay chọn ác. Trắc trở vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội, nó mở đường cho chúng ta tìm về bản chất thiện lương của mình.

Chúng ta không phải ai cũng đang ở trong trạng thái hoàn toàn lương thiện, trong chúng ta luôn có thiện ác phân tranh. Tuy nhiên những trắc trở chính là cơ hội để chúng ta tiến tới trạng thái hoàn toàn thiện lương đó. Sống lương thiện không phải là để ai đó nghĩ tốt về mình, mà là để chúng ta hạnh phúc thật sự thôi.

Có lần, vì quá tuyệt vọng, tôi đã tìm đến một bậc thầy để hỏi: "Vì sao những người lương thiện như con lại hay khổ sở, còn người ác sống thoải mái quá vậy?".

Bậc thầy nhìn tôi một hồi rồi nhẹ nhàng nói:

"Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, chắc trong tâm phải đang ôm giữ ác ý nào đó. Nếu một người nội tâm không có điều ác, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác".

Người có thể sống vui vẻ thì chứng tỏ một điều, họ không phải là người ác thật sự. Dường như cảm thấy bản thân bị xúc phạm và không phục, tôi nói:

"Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà".

Bậc thầy đáp: "Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con còn tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con".

Tôi bắt đầu trình bày những suy nghĩ lâu nay ẩn chứa trong lòng: "Nỗi khổ của con thì rất nhiều. Có khi con cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có 'cảm giác thua thiệt' bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này. Trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục. Một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng. Người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái".

Tôi kể hết với thầy về những nỗi thống khổ mà bản thân мìɴh đã chịu đựng. Thầy kiên trì lắng nghe, rồi gật đầu, nở một nụ cười rất đôn hậu, từ tốn nói với tôi:

"Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống con và gia đình. Con có phòng để ở, nghĩa là đã không phải lưu lạc ngoài xã hội, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút. Con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy, nhưng bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.

Với những người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài trong xã hội, con cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kỵ. Tâm đố kỵ cũng là một loại ác tâm. Con tự cho мìɴh là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm.

Con cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm.

Con đưa ra lời khuyên nhưng người thân không nghe, con liền cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Cho dù là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng мìɴh, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm".

Bậc thầy tiếp tục phân tích:

"Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.

Con coi thu nhập và của cải quyết định niềm vui và sự thỏa mãn của bản thân. Con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không ƈɦếτ đói và ƈɦếτ cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không ƈɦếτ đói và ƈɦếτ cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan thay thế dần cho lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần được chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.

Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy vui vẻ mà cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác мấτ đi, đừng cười trên ɴỗι đαυ của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kỵ. Tâm đố kỵ chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ".

Con tự cho мìɴh tài giỏi hơn người, đây chính là tâm ngạo mạn. Con người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự мìɴh đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của мìɴh. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy мấτ mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tràn đầy và an vui.

Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này. Mà người thường không hiểu được nhân quả. Chỉ có người tu luyện chân chính, mới thật sự hiểu được luật Nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của мìɴh cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui.

Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy kỳ tự nhiên! Vĩnh viễn dùng tâm thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.

Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?".

Bậc thầy nói xong những điều này, tiếp tục nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.

Tôi chỉ biết im lặng lắng nghe, rồi trầm ngâm một hồi lâu. Trước giờ, tôi vẫn cho мìɴh là một người rất lương thiện, cho đến lúc này, tôi mới hiểu được trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác. Bởi vì nội tâm của tôi chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của tôi không ác, tôi đã không cảm thấy khổ sở như vậy.

https://cdn.noron.vn/2022/04/27/14392270513018800-1651045094.jpg

Thấy câu hỏi của bạn và nhớ đến 1 bài mình đã từng đọc có nói về vấn đề này. Thay vì than vãn, mình chỉ cần thay đổi góc nhìn. Mong bạn vẫn luôn tin yêu vào cuộc đời.

Lương thiện thì hay hành động theo đạo đức, biết nghĩ cho người khác. Nhưng thời đại này đa số con người ta sống thiên về trục vật, trục lợi nhiều hơn nên càng đạo đức thì càng bị chà đạp, càng nghĩ cho người khác thì càng bị lợi dụng. Nhưng cao xanh có mắt, người mất nhiều nhất sẽ là người được nhiều nhất. Người lương thiện sẽ luôn có thần minh chỉ lối, chư thiên che chở, phúc tinh chiếu mệnh. Nên hãy mạnh dạn sống thiện đừng lo thiệt!

  1. Hầu như chẳng có ai thuận buồm xuôi gió cả đời cả, đa phần cuộc đời mỗi người phần nhiều là những việc không được như ý. Lương thiện hay không lương thiện đều sẽ gặp trắc trở cả thôi.
  2. Vui buồn là cảm xúc của mỗi người, ai cũng có lúc buồn lúc vui hết. Chỉ có vui mà ko có buồn thì chắc chỉ có cả ngày bú bóng với phê pha cần cỏ.
  3. Lương thiện là kiểu ko làm những việc lợi mình hại người, tất nhiên sẽ bị giới hạn gò bó hơn những thành phần không lương thiện sẵn sàng làm những việc lợi mình hại người miễn là lợi ích đủ lớn.
Mình nghĩ đây là những người thích đổ lỗi cho cuộc sống thôi 🥲, chẳng nhẽ những người mình nhìn thấy là họ thành công, thuận buồm xuôi gió, ai cũng ko lương thiện, ko tử tế?
Đừng đặt sự kì vọng của mình vào người khác, cứ cố gắng sống hết mình thì có thất bại cx sẽ ko bị tiêu cực, và nói rằng do mình lương thiện quá nên mình trắc trở và mình buồn.

vì họ cứ đòi lương thiện trong khi những người xung quanh không bị gò bó là phải sống lương thiện:v thế nào là lương thiện? tui thấy chưa chắc bản thân đã lương thiện như bản thân hay nghĩ đâu:v như thế này nhớ: dừng xe chỗ đèn xanh đèn đỏ thấy một ông ăn xin lếch thếch đi ra xin à há:v người lương thiện kiểu sách vở sẽ là móc ví ra cho ông ta tiền chứ gì? nhưng với tui đó không phải lương thiện mà đó là đại ác:v nhìn cái người đó không ốm yếu lắm sao không làm cái gì đó mà kiếm sống được đi? cho tiền người ta vừa biến người ta thành ăn xin vừa làm cho người ta nghĩ ra ngã tư xin tiền dễ rồi ko may ngày nào đó họ đen đủi bị xe tông thành tật nguyền thì có phải đại ác chưa:v

Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, chắc trong tâm phải đang ôm giữ ác ý nào đó. 
Tâm chưa buông nên cảm thấy buồn. Tại sao lại là người lương thiện. Ai đặt cho biệt danh này. Vậy ai là ác. Vậy họ có buồn ko hay sao mà phán xét. 

Thực ra cuộc sống này muôn màu, người lương thiện gặp lành cũng nhiều, người ác gặp điều khó cũng không ít, chắc tại chúng ta hay chú ý hơn vào những người lương thiện nhưng hay gặp trắc trở tại thấy nó vô lý và bất công với họ thôi. 😂

Mình từng quen những người, người mà đã tự hỏi với bản thân câu tương tự như bạn luôn. Đó là khi họ vấp ngã và bắt đầu nghi ngờ về cuộc đời. 

Và theo nhiều phương thức tìm kiếm khác nhau, họ đều hướng tới những cuốn sách mang tính chất self-love, healing, và các đạo (giống như Đạo Phật, Kinh Thánh,...). Và giờ họ đều rất tích cực nha.

Câu trả lời này của mình có thể sẽ không giúp bạn trực tiếp trả lời câu hỏi trên, nhưng có thể sẽ cho bạn hướng đi. Good luck!

https://cdn.noron.vn/2023/04/28/6ca39f6c5e83e7671ca579a250010d93-1682649418.jpg

đơn giản vì họ quan tâm nên mới vậy thôi.