Với những người làm trái ngành bằng Đại học có tác dụng gì không?

  1. Giáo dục

  2. Hướng nghiệp

Với trường hợp học Sư phạm nhưng cảm thấy không hứng thú và phù hợp nữa muốn theo đuổi một ngành khác ví dụ bên khối Kinh tế. Vậy nên học tiếp để lấy bằng Sư phạm hay bỏ hẳn ra ngoài học các trung tâm hoặc xin đi học việc?

Nếu học tiếp thì bằng ĐH trái ngành của mình có giúp ích gì cho công việc sẽ theo đuổi không?

Từ khóa: 

trái ngành

,

bằng đại học

,

giáo dục

,

hướng nghiệp

  • Nên hiểu rằng bằng cao đẳng, đại học là tấm vé để bạn chuyển từ vị trí A sang vị trí B trong công việc dễ dàng hơn. Hơn thế, nó cung cấp kiến thức nền tảng cho chuyên nghành bạn theo đuổi, sau khi ra trường dựa vào kiến thức cơn bản lẫn trong quá trình đút kết từ thực tiễn sẽ bồi đắp thêm năng lực cho bạn.
  • Trường hợp bạn làm cv không liên quan đến bằng đại học, bạn có thể bắt đầu nhiều khó khăn do bạn bắt đầu kiến thức từ con số 0, bạn lại bắt đầu làm tìm kiếm nghiên cứu, thử nghiệm kiến thức lại từ đầu. Chính vì thế, bạn phải nỗ lực bản thân 100% để học tập và làm việc, bổ xung thiếu xót kiến thức chuyên ngành trong công việc nó khiến bạn mất rất nhiều thời gian.
  • Nếu ngon lành cành đào, bạn nên dành thời gian phân tích lại từ bản thân, phân tích kỹ lại chuyên ngành bạn sắp tới học bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT). Rồi ra quyết định thấu đáo, kỹ lưỡng và thận trọng.
  • Thú thật, mình cảm nhận luôn, mình ra trường làm việc thấy kiến thức trên đại học nó góp phần chiếm 20% trong thành công CV thui, còn lại là 80% là thái độ lẫn kỹ năng bạn có. Mấy kiến thức trong trường rất đại trà, chung chung, ra áp dụng làm việc rất ít có cái đúng, có cái sai, có cái áp dụng được và cũng có cái không áp dụng được, vì "KHÔNG AI TẮM MÌNH TRONG CÙNG MỘT DÒNG SÔNG" nghĩa là kiến thức bạn học khi còn trên giảng đường chưa chắc đã đúng ở thời điểm bạn làm việc, thực tiễn thay đổi liên tục do bối cảnh, công nghệ tác động nên kiến thức cũng ảnh hưởng rất nhiều. Chỉ có bản chất, nguyên lý của kiến thức chuyên ngành là hoàn toàn không thay đổi.
  • Do đó, bằng quan trọng nhưng không phải yếu tố quyết định trong công việc, mà bạn phải có khả năng tự học, tự làm, tự đút kết kinh nnghiệm thành bí quyết riêng của mình để kiếm đc tiền mới là điều bật nhất cần làm.

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉 nhớ follow mình nha. Thank you ^^

Trả lời
  • Nên hiểu rằng bằng cao đẳng, đại học là tấm vé để bạn chuyển từ vị trí A sang vị trí B trong công việc dễ dàng hơn. Hơn thế, nó cung cấp kiến thức nền tảng cho chuyên nghành bạn theo đuổi, sau khi ra trường dựa vào kiến thức cơn bản lẫn trong quá trình đút kết từ thực tiễn sẽ bồi đắp thêm năng lực cho bạn.
  • Trường hợp bạn làm cv không liên quan đến bằng đại học, bạn có thể bắt đầu nhiều khó khăn do bạn bắt đầu kiến thức từ con số 0, bạn lại bắt đầu làm tìm kiếm nghiên cứu, thử nghiệm kiến thức lại từ đầu. Chính vì thế, bạn phải nỗ lực bản thân 100% để học tập và làm việc, bổ xung thiếu xót kiến thức chuyên ngành trong công việc nó khiến bạn mất rất nhiều thời gian.
  • Nếu ngon lành cành đào, bạn nên dành thời gian phân tích lại từ bản thân, phân tích kỹ lại chuyên ngành bạn sắp tới học bao gồm: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT). Rồi ra quyết định thấu đáo, kỹ lưỡng và thận trọng.
  • Thú thật, mình cảm nhận luôn, mình ra trường làm việc thấy kiến thức trên đại học nó góp phần chiếm 20% trong thành công CV thui, còn lại là 80% là thái độ lẫn kỹ năng bạn có. Mấy kiến thức trong trường rất đại trà, chung chung, ra áp dụng làm việc rất ít có cái đúng, có cái sai, có cái áp dụng được và cũng có cái không áp dụng được, vì "KHÔNG AI TẮM MÌNH TRONG CÙNG MỘT DÒNG SÔNG" nghĩa là kiến thức bạn học khi còn trên giảng đường chưa chắc đã đúng ở thời điểm bạn làm việc, thực tiễn thay đổi liên tục do bối cảnh, công nghệ tác động nên kiến thức cũng ảnh hưởng rất nhiều. Chỉ có bản chất, nguyên lý của kiến thức chuyên ngành là hoàn toàn không thay đổi.
  • Do đó, bằng quan trọng nhưng không phải yếu tố quyết định trong công việc, mà bạn phải có khả năng tự học, tự làm, tự đút kết kinh nnghiệm thành bí quyết riêng của mình để kiếm đc tiền mới là điều bật nhất cần làm.

Vĩ Content - Sứ Giả Content

👉 nhớ follow mình nha. Thank you ^^

Chào bạn, mình nghĩ thật tốt nếu chúng ta có thể học đại học theo chuyên ngành mình đam mê. Nhưng nếu chót đi học ở một ngành và tình cờ thấy đam mê ở ngành khác thì sẽ có một vài sự lựa chọn.

Nếu bạn định nghiêm túc với đam mê của mình, và thời gian công sức đầu tư vào ngành học chưa nhiều thì vẫn còn kịp để làm lại từ đầu. Mình có thể thi lại trường Kinh tế và tiếp tục theo học chuyên nghiệp.

Nếu bạn đã gần đến lúc tốt nghiệp mới phát hiện đam mê khác của mình thì mình nghĩ vẫn nên hoàn thành chương trình đang học. Sau đó bạn có thể học tiếp văn bằng 2, hoặc học chứng chỉ cần thiết để hành nghề. Học đại học trái ngành cũng giúp cho bạn kĩ năng mềm và các mối quan hệ để sau mình tiếp tục con đường khác. Hãy tận dụng thời gian và công sức của mình để tạo bước đệm cho những thành công sau này.

Có chứ. Bằng đại học là điều kiện cần để apply vào những vị trí trái ngành đấy. Mình từng làm trái ngành trước khi làm đúng ngành như hiện tại, bằng ĐH giúp mình rất nhiều trong các công việc trước đó. Mình thấy khá kì lạ khi nhiều người nói rằng học ĐH cũng không làm gì, bằng về vứt xó,... Cá nhân mình thấy là do họ chưa đánh giá đúng và chưa tận dụng đúng những gì họ được nhận khi học ĐH và giá trị của bằng ĐH. Cũng có những người không dùng đến bằng ĐH và vẫn thành công - tuy nhiên, đó là số ít. Bạn cùng lớp với mình giờ làm trái ngành, nhưng nó cũng nói với mình rằng nếu không học ĐH thì nó cũng sẽ không có được công việc như bây giờ. 
Nhiều bạn đi học ra làm trái ngành cũng nhiều lắm nhưng không có nghĩa là bằng cấp của bạn ấy không có giá trị. Đại học ko nhất thiết là đích đến của tất cả nhưng rõ ràng có học vẫn hơn. Học đại học ko dạy cách làm nghề nhưng dạy ta tạo thói quen tư duy, sắp xếp công việc & cách làm việc với những người xung quanh. Còn thêm nữa là biết cách sử dụng công nghệ, v.v..
Cho nên đúng là vẫn nên đi học nhé bạn "trẻ" 😅