Ý nghĩa niệm ''nam mô a di đà phật'' để làm gì?

  1. Tâm linh

Mọi người cho mình hỏi là niệm phật niệm nam mô a di đà phật có phải là mê tín không ? Vì nhiều người bảo nếu niệm phật thì nhiều điều tốt sẽ đến với mình, còn mình nghĩ phải lo làm thì mới có ăn không dưng ai dễ đem phần đến cho, chả lẽ cứ suốt ngày niệm phật không làm gì hết thì có cơm đâu mà ăn?

Từ khóa: 

tâm linh

Niệm Phật không phải mê tín, cũng không phải để điều tốt đẹp với mình. Nếu niệm Phật mà điều tốt đẹp với mình thì 1 là như bạn nói, 2 là người ác niệm Phật mà còn mong điều tốt đến với mình ư? Không nên tin theo những gì người ta nói, mà những gì người ta nói chỉ là một câu kết luận, không có dẫn chứng

Đạo Phât là đạo tỉnh thức, đạo trí tuệ. Chữ "Phật" tự thân nó nghĩa là giác ngộ. Niệm Phật được chính đức Thích Ca nói ra. Đây là một pháp môn đã được chư Phật mười phương ấn chứng, vi diệu, khó tin, khó nhận. Vi diệu vì nó bao trùm cả ba căn: Thượng căn, trung căn và hạ căn. Khó tin vì nó quá dễ dàng trong thực hành. Khó nhận vì phước đức mỏng không thấu hiểu được cốt yếu thâm diệu sâu xa của điều này. 
A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Công Đức. Vô Lượng Quang chính là trí tuệ vô biên. Vô Lượng Thọ chính là bất sinh, bất diệt và Vô Lượng Công Đức chính là từ bi không giới hạn. Và đây lại chính là chân tâm thường trụ của mọi chúng sinh. Vậy niệm Phật chính là trở về với chân tâm của chính mình, hay còn gọi là Di Đà tự tánh, KHÔNG PHẢI là MÊ TÍN bạn nhé
Trả lời

Niệm Phật không phải mê tín, cũng không phải để điều tốt đẹp với mình. Nếu niệm Phật mà điều tốt đẹp với mình thì 1 là như bạn nói, 2 là người ác niệm Phật mà còn mong điều tốt đến với mình ư? Không nên tin theo những gì người ta nói, mà những gì người ta nói chỉ là một câu kết luận, không có dẫn chứng

Đạo Phât là đạo tỉnh thức, đạo trí tuệ. Chữ "Phật" tự thân nó nghĩa là giác ngộ. Niệm Phật được chính đức Thích Ca nói ra. Đây là một pháp môn đã được chư Phật mười phương ấn chứng, vi diệu, khó tin, khó nhận. Vi diệu vì nó bao trùm cả ba căn: Thượng căn, trung căn và hạ căn. Khó tin vì nó quá dễ dàng trong thực hành. Khó nhận vì phước đức mỏng không thấu hiểu được cốt yếu thâm diệu sâu xa của điều này. 
A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Công Đức. Vô Lượng Quang chính là trí tuệ vô biên. Vô Lượng Thọ chính là bất sinh, bất diệt và Vô Lượng Công Đức chính là từ bi không giới hạn. Và đây lại chính là chân tâm thường trụ của mọi chúng sinh. Vậy niệm Phật chính là trở về với chân tâm của chính mình, hay còn gọi là Di Đà tự tánh, KHÔNG PHẢI là MÊ TÍN bạn nhé

Niệm Phật tức là muốn học theo Đức Phật để được giống như Phật. Cũng như khi bạn hâm mộ 1 người nào đó, chẳng hạn như 1 người bạn tài giỏi thành công, thì 1 ngày bạn cũng sẽ "niệm" người đó vài chục, vài trăm lần. Hoặc bạn thích 1 người nào đó, thì 1 ngày bạn lại chẳng "niệm" người ta cả nghìn lần ấy chứ. Đó là 1 hành vi tâm lý hết sức bình thường. Còn nếu ai dạy bạn niệm Phật giống như bạn nói thì bạn nên cho người ta 200.000₫ mua cái đài, coi ai niệm Phật giỏi hơn.

Trong gia đình bạn có người niệm Phật như cái đài, bạn hãy đem câu bạn đang hỏi ra hỏi người đó. Nếu người đó không tranh cãi mà vẫn tiếp tục niệm, thì bạn nên thừa nhận ít nhất người đó đã không tranh cãi với bạn. Còn nếu người đó sừng sộ "Im coi đừng làm phiền!", thì bạn hãy ghi âm lại cho người đó nghe. Lưu ý hậu quả tôi không chịu trách nhiệm

Niệm Phật khác với việc kêu tên Phật bạn ạ.

Nếu bạn hiểu là suốt ngày chúng ta chỉ đọc có "Nam-mô A Di Đà Phật" là kêu tên Phật để vãng sanh thì không thể nào vãng sanh được. Niệm Phật mới vãng sanh được. Chữ "niệm" viết theo chữ Hán gồm chữ kim và chữ tâm, nghĩa là chúng ta đặt tâm vào hiện tại, nghĩ đến Phật Di Đà. 
Điều quan trọng của niệm Phật là nghĩ đến Phật Di Đà, nghĩ đến công hạnh và thế giới của Ngài. Nghĩ đến Phật Di Đà là nghĩ đến đấng giáo chủ ở cõi Cực lạc, nghĩ đến quá trình hành Bồ-tát đạo của Ngài, nghĩ đến thế giới của Ngài. Không nghĩ như vậy mà chỉ kêu tên Phật là sai lầm. Sở dĩ Ngài được làm giáo chủ thế giới Cực lạc là vì có quá trình hành Bồ-tát đạo. Theo tinh thần này, chúng ta kết hợp Bồ-tát đạo của kinh Pháp hoa và kinh Hoa nghiêm vào pháp tu Tịnh độ.

Khi niệm Phật mà thân, khẩu, ý thanh tịnh, tức là Giới, tâm không lăng xăng là Định, buông vọng tưởng là Tuệ. Một pháp môn gồm Giới-Định-Tuệ như vậy có là mê tín không?