Đàn ông gia trưởng nên tuyệt chủng?

  1. Tình yêu

Không phải kì thị hay gì đâu, mấy bạn con trai từng bực nha. Chỉ là muốn nghe ý kiến hay trải nghiệm của mọi người đã từng có bạn trai gia trưởng hay là chồng gia trưởng thôi nhaa!!!!

Từ khóa: 

tình yêu

Chào bạn !!!

Với câu hỏi rất IQ của bạn ( cả về lĩnh vực xã hội học, lịch sử và văn hóa ), tuyệt đối không thể trả lời qua vài cuốn sách ... vậy nên mình xin phép được diễn giải đơn giản thế này !!!

Trước hết, chúng ta cần làm rõ cái " Gia trưởng " này. Mỗi thời mỗi khác," Gia trưởng "thời này khác ... rất xa " Gia trưởng "thời xưa. Và từ này gốc là từ ngoài Bắc nhe !!! Để dễ so sánh, mình xin phép chia ra 02 giai đoạn :

01. Thủa xưa : " Gia trưởng " ẩn chứa trách nhiệm, nghĩa vụ với một gia đình ( thực tế là với một gia tộc thì đúng hơn ). Gia trưởng là người được tín nhiệm, quyết định những việc lớn nhỏ, trong họ ngoài tộc; trọng trách phải gánh vác tuyệt đối không thể xem thường, vì thời phong kiến, một hành động sai, có thể dẫn tới hệ lụy đến vài thế hệ, ảnh hưởng đến vài hệ phả. Đó là một phần lý do khiến Gia trưởng luôn phải đạo mạo, lễ nghĩa... đúng hơn phải là hoàn ưu cả : Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín, vì Gia trưởng thường được người trong gia đình, họ tộc lấy ra làm tấm gương cho con cháu noi theo.

... Gia trưởng sẽ là người đứng mũi chịu sào, đại diện xử lý vấn đề, công chuyện của gia đình, họ tộc; do vậy tiếng nói của Gia trưởng thường mang trực tính, phán xét, quá hơn một chút sẽ là độc đoán, nhưng về nguyên tắc, gia trưởng thường là người lớn tuổi, trải đời hoặc có học ( thuộc hàng ngũ chữ nghĩa trong gia đình, họ tộc ) nên tiếng nói đôi khi là "ra lệnh", do thủa xưa, hiểu biết người dân không nhiều, nói nhẹ không có xong chuyện được.

... Bạn nào gốc Bắc, ... thực ra trong Nam, ngoài Trung cũng vậy thôi, để ý những phả hệ họ tộc cường thịnh, tồn tại dài lâu, các bác, các cụ TRƯỞNG chi, TRƯỞNG nhánh, TRƯỞNG hệ, họ ở đó, tuyệt đối không thể tầm thường, nhất là về khoản GIA TRƯỞNG. :D

... Do con chữ, sự từng trải và trọng trách phải gánh trên vai nên Gia trưởng thường được người trong gia đình, dòng họ trọng vọng, nể phục ... và có phần chiều chuộng cũng là chuyện bình thường trong xã hội phong kiến thủa xưa ( và không chỉ ở Việt Nam nha các bạn ).

02. Thời nay : Trước hết là phải để cập tới cái thói hay nói kháy, chửi sâu cay của các cụ ngoài Bắc, kiểu :" Dạo này trông đạo mạo nhỉ !!! ". hay :"Đúng là có học có hơn nhỉ ... nói chưa xong đã cãi xong rồi ". hay :" Nuôi cho lớn thây rồi tung cánh mà bay chứ ở nhà làm gì nữa "... he he he . Các bạn thấy quen không :D. Thì " Dạo này cũng bày đặt Gia trưởng nhỉ ". cũng là một kiểu nói kháy, mà lâu dần người đời coi luôn đó là một từ TIÊU CỰC ( vậy nên, hôm nay mình xin mạn phép giải cái oan ức này cho các cụ Gia trưởng chân chính thủa xưa !!!)

... Thời nay, chán lắm các bạn ạ, GIA TRƯỞNG có TRÁCH NHIỆM và QUYỀN LỢI, thì thấy nhiều anh nhiều ông nhăm nhăm cho cái LỢI : ăn chiếu trên, nằm đệm ấm, nói ầm ầm, nhưng đến khi nhà có chuyện thì âm thầm rút nhanh. Nhiều người cũng không có ý thức thực hành để con cháu học tập, bản thân họ kiến thức chẳng ra đâu, học không chịu, luyện rèn càng không, ỷ là đàn ông, nói vợ con không được cãi...

*** Mình xin túm cái váy lại thế này : Nếu các bạn NỮ kiếm được một người chồng xứng tầm GIA TRƯỞNG, một đời các bạn vậy là có thể yên tâm, bởi những lý do sau :

01. Có kiến thức, trải nghiệm, thu nhập để cáng đáng gia đình, nuôi dạy con cái ( gia trưởng xịn không bao giờ động tay chân với vợ con, ít nói, làm nhiều, mà nói tới đâu, con cái nó phục tới đó, còn con vợ thời nay thì mình không chắc ... nhiều khi gia trưởng mà sợ vợ đó các bạn :D )

02. Sẵn sàng đứng mũi chịu sào, giải quyết khó khăn và bảo vệ gia đình ( bất chấp cả cái lợi của bản thân, thậm chí là tính mạng )

03. Có tầm nhìn, biết lo xa, có chí khí, có hoài bão ( vì đây là những đức tính cần để có tầm gia trưởng )

04. Luôn là người âm thầm chịu thiệt ( các bạn biết đấy : người chồng chân chính có khó có khổ cũng không để vợ con thiếu thốn, có đau có ốm cũng cắn chịu một mình, ngày chưa bình minh đã đi cày cuốc... và rồi cũng không có than thở hay kể lể bao giờ :D ).

05. Là điểm tựa, là bờ vai cho bất cứ ai trong nhà ( dù ốm đau, bệnh tật hay già nua, họ vẫn là tia sáng chói lọi dẫn đường con cháu, bàn tay ấm áp xoa dịu những niềm đau, dù về sau có sắp xuống với các cụ thì vẫn cứ là ... muốn con cháu bớt vất vả chuyện người già.

*** Đọc đến đây các bạn sẽ thấy Đàn ông "đúng" GIA TRƯỞNG cũng sắp tuyệt chủng rồi, còn loại GIA TRƯỞNG GIẢ CHÂN thì thôi rồi ... nhắm mắt cua tay nắm ngay một mớ.

... Chúc các bạn "nữ" sớm tìm được ý trung nhân GIA TRƯỞNG chắc/trúng/chuẩn nha !!!

Trả lời

Chào bạn !!!

Với câu hỏi rất IQ của bạn ( cả về lĩnh vực xã hội học, lịch sử và văn hóa ), tuyệt đối không thể trả lời qua vài cuốn sách ... vậy nên mình xin phép được diễn giải đơn giản thế này !!!

Trước hết, chúng ta cần làm rõ cái " Gia trưởng " này. Mỗi thời mỗi khác," Gia trưởng "thời này khác ... rất xa " Gia trưởng "thời xưa. Và từ này gốc là từ ngoài Bắc nhe !!! Để dễ so sánh, mình xin phép chia ra 02 giai đoạn :

01. Thủa xưa : " Gia trưởng " ẩn chứa trách nhiệm, nghĩa vụ với một gia đình ( thực tế là với một gia tộc thì đúng hơn ). Gia trưởng là người được tín nhiệm, quyết định những việc lớn nhỏ, trong họ ngoài tộc; trọng trách phải gánh vác tuyệt đối không thể xem thường, vì thời phong kiến, một hành động sai, có thể dẫn tới hệ lụy đến vài thế hệ, ảnh hưởng đến vài hệ phả. Đó là một phần lý do khiến Gia trưởng luôn phải đạo mạo, lễ nghĩa... đúng hơn phải là hoàn ưu cả : Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín, vì Gia trưởng thường được người trong gia đình, họ tộc lấy ra làm tấm gương cho con cháu noi theo.

... Gia trưởng sẽ là người đứng mũi chịu sào, đại diện xử lý vấn đề, công chuyện của gia đình, họ tộc; do vậy tiếng nói của Gia trưởng thường mang trực tính, phán xét, quá hơn một chút sẽ là độc đoán, nhưng về nguyên tắc, gia trưởng thường là người lớn tuổi, trải đời hoặc có học ( thuộc hàng ngũ chữ nghĩa trong gia đình, họ tộc ) nên tiếng nói đôi khi là "ra lệnh", do thủa xưa, hiểu biết người dân không nhiều, nói nhẹ không có xong chuyện được.

... Bạn nào gốc Bắc, ... thực ra trong Nam, ngoài Trung cũng vậy thôi, để ý những phả hệ họ tộc cường thịnh, tồn tại dài lâu, các bác, các cụ TRƯỞNG chi, TRƯỞNG nhánh, TRƯỞNG hệ, họ ở đó, tuyệt đối không thể tầm thường, nhất là về khoản GIA TRƯỞNG. :D

... Do con chữ, sự từng trải và trọng trách phải gánh trên vai nên Gia trưởng thường được người trong gia đình, dòng họ trọng vọng, nể phục ... và có phần chiều chuộng cũng là chuyện bình thường trong xã hội phong kiến thủa xưa ( và không chỉ ở Việt Nam nha các bạn ).

02. Thời nay : Trước hết là phải để cập tới cái thói hay nói kháy, chửi sâu cay của các cụ ngoài Bắc, kiểu :" Dạo này trông đạo mạo nhỉ !!! ". hay :"Đúng là có học có hơn nhỉ ... nói chưa xong đã cãi xong rồi ". hay :" Nuôi cho lớn thây rồi tung cánh mà bay chứ ở nhà làm gì nữa "... he he he . Các bạn thấy quen không :D. Thì " Dạo này cũng bày đặt Gia trưởng nhỉ ". cũng là một kiểu nói kháy, mà lâu dần người đời coi luôn đó là một từ TIÊU CỰC ( vậy nên, hôm nay mình xin mạn phép giải cái oan ức này cho các cụ Gia trưởng chân chính thủa xưa !!!)

... Thời nay, chán lắm các bạn ạ, GIA TRƯỞNG có TRÁCH NHIỆM và QUYỀN LỢI, thì thấy nhiều anh nhiều ông nhăm nhăm cho cái LỢI : ăn chiếu trên, nằm đệm ấm, nói ầm ầm, nhưng đến khi nhà có chuyện thì âm thầm rút nhanh. Nhiều người cũng không có ý thức thực hành để con cháu học tập, bản thân họ kiến thức chẳng ra đâu, học không chịu, luyện rèn càng không, ỷ là đàn ông, nói vợ con không được cãi...

*** Mình xin túm cái váy lại thế này : Nếu các bạn NỮ kiếm được một người chồng xứng tầm GIA TRƯỞNG, một đời các bạn vậy là có thể yên tâm, bởi những lý do sau :

01. Có kiến thức, trải nghiệm, thu nhập để cáng đáng gia đình, nuôi dạy con cái ( gia trưởng xịn không bao giờ động tay chân với vợ con, ít nói, làm nhiều, mà nói tới đâu, con cái nó phục tới đó, còn con vợ thời nay thì mình không chắc ... nhiều khi gia trưởng mà sợ vợ đó các bạn :D )

02. Sẵn sàng đứng mũi chịu sào, giải quyết khó khăn và bảo vệ gia đình ( bất chấp cả cái lợi của bản thân, thậm chí là tính mạng )

03. Có tầm nhìn, biết lo xa, có chí khí, có hoài bão ( vì đây là những đức tính cần để có tầm gia trưởng )

04. Luôn là người âm thầm chịu thiệt ( các bạn biết đấy : người chồng chân chính có khó có khổ cũng không để vợ con thiếu thốn, có đau có ốm cũng cắn chịu một mình, ngày chưa bình minh đã đi cày cuốc... và rồi cũng không có than thở hay kể lể bao giờ :D ).

05. Là điểm tựa, là bờ vai cho bất cứ ai trong nhà ( dù ốm đau, bệnh tật hay già nua, họ vẫn là tia sáng chói lọi dẫn đường con cháu, bàn tay ấm áp xoa dịu những niềm đau, dù về sau có sắp xuống với các cụ thì vẫn cứ là ... muốn con cháu bớt vất vả chuyện người già.

*** Đọc đến đây các bạn sẽ thấy Đàn ông "đúng" GIA TRƯỞNG cũng sắp tuyệt chủng rồi, còn loại GIA TRƯỞNG GIẢ CHÂN thì thôi rồi ... nhắm mắt cua tay nắm ngay một mớ.

... Chúc các bạn "nữ" sớm tìm được ý trung nhân GIA TRƯỞNG chắc/trúng/chuẩn nha !!!