Kiên Trì, Nỗ Lực Bạn Sẽ Thành Công (Review Sách)

  1. Phong cách sống

  2. Giáo dục

  3. Sách

  4. Tâm lý học

  5. Hướng nghiệp

  6. Kỹ năng mềm

Có khi nào các bạn có cảm giác thấy giống mình không? Rằng việc bản thân mình rất muốn đạt được kết quả đó nhưng rồi luôn viện cớ là sẽ có điều này điều kia không thể và sau cùng những điều mà bản thân mình tưởng tượng ra rất đẹp nó chỉ nằm trong suy nghĩ của mình thôi. Rồi mọi thứ cũng đã thay đổi cho đến một ngày khi mình đọc được cuốn sách mang tên “Bền chí để thành công” của tác giả Som Battha nó giống như một điều gì đó giúp bản thân mình được khai sáng vậy, mọi thứ gần như giúp mình hiểu được rằng để đi đến thành công thì chúng ta phải hành động và đó là gì là bền bỉ, kiên nhẫn, dù khó khăn cũng không nản, không lùi, không nao núng.

Som Bathla là Tác giả người Ấn Độ được đánh giá là một trong Top 50 những nhà văn nổi tiếng thuộc lĩnh vực Kinh doanh - Tài chính và kỹ năng sống của trang Amazon với nhiều cuốn sách bán rất chạy về những chủ đề như cách thay đổi lối mòn tư duy, khắc phục hành vi và nâng cao năng lực để nhanh chóng gặt hái được những kết quả mỹ mãn. Ông là người đam mê nghiên cứu tâm lý và hành vi con người nhằm giúp độc giả biến tiềm năng thành hiệu suất công việc, thành toàn bản thân và sống cuộc đời viên mãn.

“Bền chí là đam mê và kiên trì theo đuổi những mục tiêu dài hạn. Bền chí là gắn bó với tương lai của bạn, ngày qua ngày. Không chỉ hàng tuần, hàng tháng, mà suốt nhiều năm liền. Và hãy nỗ lực hết mình để biến tương lai đó thành hiện thực. Bền chỉ là sống như thể bạn đang chạy đường dài, chứ không phải chạy nước rút”. ~ Angela Duckworth.

Bền chí là thành phần bí mật để thành công. Dù bạn có thông minh đến mức nào, dù bạn sinh ra có bao nhiêu lợi thế, và dù bạn có thân thiết với mọi người thế nào, thì rất có thể, nếu không bền chí, bạn sẽ gặp khó khăn trên con đường đi tới thành công.

Bản chất của bền chí liên quan đến khả năng chịu đựng lâu dài. Đây vốn là điều cơ bản, bởi vì bạn phải có sức chịu đựng về mặt cảm xúc và tinh thần để tiếp tục cố gắng, ngay cả khi phần thưởng bạn trông đợi sẽ chẳng sớm đến với bạn.

Bền chí nghĩa là tập trung vào mục tiêu dài hạn và nhìn thấy bức tranh toàn cảnh. Bền chí còn bao gồm khả năng, sự sẵn sàng và cam kết nỗ lực hết mình để biến tương lai xa vời đó thành hiện thực. Bền chí không chỉ bao gồm kiên nhẫn mà bạn phải thực hiện những hành động quan trọng.

Bền chí là một sự lựa chọn. Nó không liên quan nhiều đến tài năng, tiềm năng ban đầu hay chỉ số IQ của bạn. Bất kể chúng ta đến từ đâu, trông như thế nào, giới tính ra sao, chúng ta có thể lựa chọn để phát triển sự bền chí

Chương I: Sự Bền Chí: Nhân Tố Tiên Báo Mạnh Mẽ Nhất Cho Sự Thành Công

“Trên thế giới này, không gì có thể thay thế được sự bền chí. Tài năng không thay thế được: biết bao người có tài mà không thành công. Tài năng thiên bẩm cũng không: thiên tài mà không được tưởng thưởng là điều thường thấy. Giáo dục càng không: thế giới đầy rẫy những người có giáo dục cao xong lại bị đẩy ra bên lề. Chỉ duy sự bền chí và lòng quyết tâm mới là thứ có quyền năng tối thượng.” ~ Calvin Coolidge

Nỗ lực nhân đôi trong phương trình của sự bền chí

Khi thực hành sự bền chí, bạn đừng nên nhẫn nại ngồi chờ tình hình cải thiện để thực hiện hành động. Thay vào đó, hãy bước ra đường và bắt đầu nỗ lực hết mình. Đặc trưng của những bền chí so với người khác là ở chỗ, họ không chỉ làm việc lâu hơn, nhờ vào lòng đam mê và các mục tiêu rõ ràng, mà còn cố gắng nhiều hơn trong những gì họ làm. Nếu nhận ra bản thân thân thiếu kỹ năng hay kiến thức để xử lý công việc tốt hơn, họ sẽ ra sức thuần thục kỹ năng ấy, để có thể hành động hơn hướng đến các mục tiêu. 

  • Tài năng x Nỗ lực = Kỹ năng
  • Kỹ năng x Nỗ lực = Thành tựu

Chương II: Bền Chí Áp Đảo Tự Kỷ Luật và Kiên Trì

“Bền chí không chỉ là kiên trì trước thất bại, mà còn là cam kết mạnh mẽ rằng, bạn sẽ trung thành theo đuổi mục tiêu suốt nhiều năm.” ~ Angela Duckworth

Bền chí và tự kỷ luật

Điểm khác biệt then chốt giữa tự kỷ luật và bền chí là ở chỗ tự kỷ luật là phải tức thì. Mọi việc phải xảy ra ngay lúc này vì hoặc bạn trì hoãn phần thưởng của mình ngay bây giờ hoặc không. Mặt khác, bền chí là lâu dài và tập trung vào bức tranh toàn cảnh. Đó là năng lực theo đuổi mục tiêu và cam kết hành động bất chấp thất bại.

Bền chí và kiên cường khác nhau như thế nào?

Kiên cường là khả năng đứng lên lại sau khi bị đánh gục, hay là quay trở lại và lợi hại hơn sau khi thua cuộc. Và sự bền chí thì có nghĩa là tiếp tục tiến lên sau mỗi thất bại. Vậy đâu là sự khác biệt?

Trong khi kiên cường lẫn bền chí đều dẫn đến kết quả giống nhau, có nghĩa là tiếp tục tiến lên bất chấp hoàn cảnh khó khăn và thất bại, thì khác biệt tinh tế nằm ở động lực thúc đẩy phía sau mỗi nhân tố. Kiên cường là thái độ lạc quan để tiếp tục tiến lên khi bạn gặp thất bại và rơi vào những thời điểm quá đỗi khó khăn, đến mức người khác cho là tiếp tục sẽ là vô ích hay bất khả thi. Sự bền chí thúc đẩy bạn vì bạn đam mê, nhiệt huyết đối với những việc đó.

Chương III: Sáu Bước Xây Dựng Sự Bền Chí

“Sự bền chí là một tập hợp các yếu tố như lòng đam mê, kiên trì, nhẫn nại và kỷ luật tự giác, nhằm giữ cho chúng ta luôn tiến về phía trước bất kể chướng ngại. Tuy chẳng hào nhoáng nhưng đó lại là điểm mấu chốt. Trong một thế giới mà chúng ta thường xuyên bị phân tâm bởi những màn thể hiện kỹ năng bóng bẩy, sự bền chí tạo ra sự khác biệt về lâu về dài.” ~ Daniel Coyle

Bốn đặc điểm tâm lý của người bền chí luôn cố gắng trau dồi: đam mê, hành động, mục đích và hy vọng.

  • Đam mê: bạn cần phải thực sự bị cuốn hút vào cái gì đó. Bạn có phải có đam mê, có định hướng để dẫn dắt bạn suốt chặng đời.
  • Hành động: đam mê thôi vẫn chưa đủ. Bạn cần phải thiết kế đời mình dựa trên niềm đam mê đó. Bạn phải hoàn thiện các kỹ năng, bất kể bạn đang thể hiện tốt như thế nào; bạn phải trở thành bậc thầy trong những việc mình làm.
  • Mục đích: thiếu mục đích, người ta không thể theo đuổi đam mê lâu dài. 
  • Hy vọng: trên con đường trở thành người bền chí, bạn sẽ thường xuyên va chạm và té ngã. Niềm hy vọng đóng vai trò quan trọng trong chuyến hành trình trở thành người bền chí.

Các bước xây dựng sự bền chí cho bản thân:

  • Bước 1: Niềm tin - công cụ mạnh mẽ để xây dựng sự bền chí
  • Bước 2: Củng cố niềm tin
  • Bước 3: Hợp nhất các mục tiêu lớn với con người bạn
  • Bước 4: Rèn luyện bản thân đứng lên sau thất bại
  • Bước 5: Học cách tự chống đỡ trước các chướng ngại để duy trì sự tập trung
  • Bước 6: Thực hiện những hành động giúp phát huy tối đa sự bền chí

Chương IV: Năm Tư Duy Độc Hại Giết Chết Sự Bền Chí

Ý thức về quyền lợi

Cuộc sống luôn bất công. Vì vậy, thay vì phí sức suy nghĩ viển vông, hãy tập trung vào thực tế và luôn hướng đến phần thưởng. Nếu không, bạn sẽ rất dễ cảm thấy mình giống như một nạn nhân. Người chiến thắng biến giấc mơ thành hiện thực.

Tư duy ngắn hạn

Những người có lối tư duy này tin rằng họ cần phải làm giàu nhanh chóng. Họ tin rằng, khi bỏ ra nỗ lực, họ có quyền được kết quả ngay tức khắc. Và khi không được đáp ứng, họ mất đi nhiệt huyết. Họ trở nên chán nản và chơi đùa với tinh thần của mình. Họ đưa ra lý do để biện minh cho bản thân và lảng tránh vấn đề cốt lõi thực sự.

Trong thực tế, đây chính xác là điều đối lập với sự bền chí. Bền chí là bám chặt vào kế hoạch, bám sát quá trình dù bạn chưa thấy được phần thưởng. Bạn đang chạy đua đường dài chứ không phải là một cuộc chạy nước rút. Hãy thay đổi suy nghĩ, cách nhìn và niềm tin của bản thân.

Đổ lỗi cho người khác về những biến cố trong đời

Khi đổ lỗi cho người khác vì sự thất vọng của bản thân, thực chất là bạn đang trao cho họ quyền kiểm soát cuộc đời của mình. Nói cách khác, bạn không còn chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình nữa. 

Những gì tốt nhất bạn có thể làm là ngừng đổ lỗi cho người khác và ngưng nhìn lại quá khứ để tìm lời biện minh cho lý do tại sao bạn không nên cố gắng hết sức trong thời điểm hiện tại. 

Thường xuyên so sánh bản thân với người khác

Nếu muốn tự làm mình khổ sở, bạn chỉ cần so sánh bản thân với người khác. Những gì bạn làm là so sánh một việc gì đó bạn không làm tốt bằng người khác. Giống như con cá so sánh nó với sư tử về khả năng đi bộ. Điều đó có nghĩa lý gì không? Nếu không, bạn nên ngừng so sánh lại đi.

Bạn phải hiểu rằng, ngoài kia có rất nhiều người muốn được ở vị trí của bạn. Vì vậy, xin hãy ý thức về những điều tốt lành bạn đang được hưởng.

Niềm tin mù quáng - Cho rằng mọi thứ là vĩnh viễn

Những người có kiểu tư duy này tin rằng, nếu bạn trải nghiệm một thực tại nào đó, thì điều đó là tuyệt đối chắc chắn, và nó thể thay đổi.

“Nếu bạn không thể bay, hãy chạy. Nếu bạn không thể chạy, hãy đi bộ, Nếu bạn không thể đi bộ, hãy bò. Nhưng dù làm gì, bạn phải tiếp tục tiến về phía trước.”

Chương V: Kích Hoạt Sức Mạnh Niềm Tin

“Một người có niềm tin tương đương với 99 người chỉ biết quan tâm.” ~ John Stewart Mill

  • Niềm tin là gì?

Niềm tin là sự chấp nhận về mặt tinh thần rằng điều gì đó là sự thật. Niềm tin là trạng thái mà ở đó, người ta nghĩ một sự vật, hiện tượng là chân lý hiển nhiên, bất kể có hay không có bằng chứng thực nghiệm để chứng minh điều đó chắc đúng với thực tế. 

Trong thực tế, niềm tin có thể dẫn đến những lời tiên tri và dự đoán trở thành sự hiện thực. Bởi khi bạn tin vào điều gì đó đủ lâu, điều đó sẽ thay đổi nhận định của bạn.

  • Niềm tin không phải lúc nào cũng là sự thật

Trước năm 1954, giới thể thao tin rằng con người không thể chạy hết 1 dặm (1,6km) trong 4 phút. Nhưng vào ngày 6/5/1954, Roger Bannister đã phá vỡ niềm tin ấy khi chỉ mất 3 phút 59’ để chinh phục rào cản tưởng như không thể vượt qua của con người. Nếu Bannister tin vào giả định sai lầm về giới hạn của con người, có lẽ ông hẳn đã bỏ cuộc. Vì vậy đừng bao giờ nghĩ rằng lựa chọn niềm tin không ảnh hưởng gì.

  • Bạn cần tin gì? 

Để xây dựng sự bền chí, bạn phải tin vào mục tiêu lớn mà bạn đã đặt ra cho chính mình. Điều tiếp theo bạn cần tin mục tiêu có tính khả thi. Và cuối cùng, bạn phải tin rằng mình có thể hoàn thành mục tiêu. 

Niềm tin sẽ khởi sinh hành động dẫn đến thành công, vì khi có niềm tin, bạn đã tạo ra một nguồn động lực liên tục phát triển và duy trì, giúp bạn vươn tới những giấc mơ lớn lao của mình.

Chương VI: Củng Cố Và Tăng Cường Hệ Thống Niềm Tin

Đối với niềm tin, bạn cũng cần phải có hệ thống niềm tin. Bạn không thể chỉ tin vào một niềm tin lớn, Bạn càng không thể tin vào duy nhất một mục tiêu lớn bởi vì nếu bạn “xé nhỏ” nó ra, bên trong còn có những niềm tin nhỏ khác có liên quan, nhằm duy trì hoặc dẫn dắt đến mục tiêu lớn. Đó là một phức hợp các niềm tin cần phải được áp dụng, chúng là những niềm tin thứ yếu giúp hỗ trợ niềm tin chính yếu, lớn lao của bạn.

Niềm tin thứ yếu, như một phần trong hệ thống niềm tin, đó là tin rằng bạn có kỹ năng để hoàn thành mục tiêu lớn của mình. Tin rằng nguồn lực, kỹ năng, mối quan hệ, mạng xã hội và tất cả những thứ khác sẽ xuất hiện tùy vào tình hình.

Hãy nhớ rằng, mọi thứ trong cuộc sống đều khó khăn vào lúc ban đầu, lộn xộn ở giai đoạn giữa và lộng lẫy ở giai đoạn cuối. Vì vậy hãy chuẩn bị tinh thần, niềm tin của bạn sẽ lung lay, Bạn sẽ phải chịu đau đớn và lạc lối. Nhưng hãy cứ tiếp tục tiến về phía trước.

Chương VII: Biến Mục Tiêu Thành Con Người Bạn

“Chỉ có người hiến dâng toàn bộ sức lực và tâm hồn cho lý tưởng thì mới trở thành một bậc thầy thực sự. Vì lý do này, sự thông thạo đòi hỏi tất cả những gì mà một người có.” ~ Albert Einstein

Sự bền chỉ đòi hỏi hành động. Mục tiêu cá nhân và tầm nhìn phải là một phần con người bạn. Chúng cần phải ăn sâu vào con người bạn. Để được như vậy, bạn phải làm chủ mục tiêu cuối cùng của cuộc đời mình. Hoặc là thực hiện, hoặc là ngồi không và thất bại. Bạn phải thể hiện hết khả năng và hợp nhất với mục tiêu của mình.

Khi lưu giữ mục tiêu trong đầu bạn, bạn sẽ khó lòng buông bỏ nó. Hãy viết nhật ký để gợi nhắc lại về mục tiêu của mình, tạo ra những ghi chú nhắc nhở hàng ngày để không quên mục tiêu lớn. Những gì mình đã hoàn thành và đạt được ở mỗi chặng, sắp xếp mọi thứ theo cách này, bạn sẽ rất khó lạc đường. Mục tiêu trở thành một phần trong con người bạn. Đó là hệ thống dẫn đường cho cuộc đời bạn. 

Chương VIII: Ứng Phó Với Nghịch Cảnh

“Trong cuộc sống, vấn đề không phải là bạn chạy nhanh thế nào hoặc leo cao tới đâu, mà là bạn đứng dậy sau khi vấp ngã ra sao.” ~ Vivian Komori

Những người bền chí, họ nghĩ về kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra khi theo đuổi mục tiêu lớn của mình. Họ trải qua bất hạnh, chán nản và thất vọng. Họ sắp xếp tất cả những tình huống ác mộng và, cuối cùng sẽ nói, “mình sẽ đón nhận điều này”.

Quay về vị trí dự phòng của bạn

Bạn phải có vị trí dự phòng khi bị đánh ngã. Một vị trí dự phòng bạn có thể quay lại là thay đổi mục tiêu phụ. Hoặc có thể làm là chuyển hướng các nguồn lực. Có lẽ, lý do bạn thất bại là vì thật ra bạn không dành trọn 100% tâm huyết. Bạn đã chia nhỏ sự chú ý và nguồn lực cho hai hoặc nhiều dự án. Có lẽ, đây là cơ hội để chuyển hướng nguồn lực đến nơi cần thiết để bạn đạt được thành công lớn hơn.

Học đúng cách

Bạn phải học một cách có hệ thống và phương pháp.Bạn phải học một thứ và sau đó loạng choạng tiến về phía trước mà không có sự thấm nhuần nào. Như vậy, chẳng có ích gì đâu. Vậy làm thế nào để học đúng cách? 

Đầu tiên, hãy suy nghĩ có hệ thống và phương pháp về những gì bạn học. Bạn mổ xẻ những gì thực sự xảy ra. 

Bài học ở đây là gì? Có phải đó là điều bạn nghĩ không? Hay nó có vẻ giống với điều đó (bạn vô tình đọc) với điều gì đó khác? Đây là ba câu hỏi khác nhau. Hãy chú ý đến cách mọi thứ diễn ra và đi vào cốt lõi của những gì thực sự xảy ra.

  • Suy nghĩ phương án thay thế
  • Quản lý nguồn lực tốt hơn (thời gian, công sức, …)
  • Liên kết các bài học khác nhau

Chương IX: Cơ Chế Tự Duy Trì Hàng Ngày

Nhận ra những chiến thắng thường ngày và chúng liên quan đến mục tiêu lớn của bạn như thế nào

Mỗi ngày, người ta sẽ hoàn thành mục tiêu gì đó. Hãy tìm kiếm những thành tựu thường ngày cho riêng bạn. Hãy xác định xem bạn sẽ làm gì và tự hỏi: Kinh nghiệm này giúp mình đến gần hơn với mục tiêu như thế nào?

Bạn nên cảm thấy hứng khởi về việc mình có một điều gì đó để nỗ lực. Một mục đích để bạn thức dậy mỗi ngày. Một cột mốc cho vấn đề đầu tiên được xử lý. Thế là, bạn có cho mình một ngôi sao bắc đẩu để đưa đường chỉ lối. Đó là tối quan trọng để xây dựng sự bền chí, bởi không có gì là cố định. Bạn không chỉ đi qua các sự vận động. Kết quả không phải do vận mệnh hay được định sẵn. Bạn phải chủ động hòa nhập. Mục tiêu sẽ mang đến cho bạn mục đích và ý nghĩa.

Chương X: Bảy Bài Luyện Tập Tăng Cường Sự Bền Chí

“Chỉ những người mạo hiểm đi rất xa mới có thể biết mình đi xa đến đâu.” ~ T.S. Eliot

Bài thực hành 1: Giao lưu với những người cùng niềm tin với bạn

Cảm giác về tình hữu nghị, tình bạn thân thiết và một mục tiêu chung như thế khiến ta thấy vô cùng thoải mái. Ít nhất, bạn không cảm thấy cô đơn.

Bài thực hành 2: Buộc bản thân chịu trách nhiệm

Một khi bạn nhận thức được những dấu hiệu cho thấy bản thân đã mất phương hướng, mất đi mục tiêu lớn của đời mình. Tự nhủ rằng, bạn chịu trách nhiệm vì đã không thiết lập mốc thời gian cho các mục tiêu của mình, không tuân theo thời hạn đến nơi đến chốn. Đừng bao giờ đổ lỗi cho người khác hay nền kinh tế là lý do cho sự ì ạch của bạn. Bạn phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình mặc cho đôi khi mọi thứ có thể vượt ngoài tầm kiểm soát. Bạn phải thực hiện hành động đúng đắn nhất, bạn có thể phải đi đường vòng, thậm chí dừng lại một thời gian, nhưng mục tiêu lớn vẫn còn đó, vẫn tiếp tục vẫy gọi bạn. Do đó, đừng rời mắt khỏi mục tiêu hãy tiếp tục hành động.

Bài thực 3: Áp dụng mô hình ABCDE để thay đổi góc nhìn trong những tình huống bất lợi

A(Adversity) - Nghịch cảnh: mô tả tình huống xấu xảy ra gần đây

B(Belief) - Niềm tin: ghi chú lại niềm tin của bạn trong tình huống bất lợi

C(Consequences) - Hậu quả: ghi lại những gì bạn có khả năng sẽ làm trong tình huống/Bạn cảm thấy như thế nào?

D(Disputation) - Tranh luận: tự tranh luận với bản thân về những gì bạn tin tưởng, tìm bằng chứng chống lại nó hoặc đặt dưới một góc nhìn khác.

E(Engerzation) - Năng lượng: hãy chú ý đến sự thay đổi trong suy nghĩ và cảm giác của bản thân, khi bạn thách thức thành công hành vi tiêu cực của mình.

Bài thực hành 4: Viết nhật ký ghi chép các mục tiêu

Viết ra mục tiêu giúp bạn có thêm khả năng biến chúng thành hiện thực.

Bài thực hành 5: Thực hiện quy tắc “làm việc khó”

Theo đó, mỗi ngày, bạn phải làm một việc khó khăn, bởi vì đó là cách xây dựng sự bền chí. Nếu chỉ làm những việc dễ dàng, thuận tiện, thoải mái bạn sẽ không thể xây dựng tính bền chí đâu.

Bài thực hành 6: Áp dụng lối tư duy linh hoạt

Đừng để cho suy nghĩ bạn trở nên cứng nhắc. Hãy cố gắng mình vào vị trí của người khác và hiểu được quan điểm của họ.

Bài thực hành 7: Thực hiện quy tắc 40% để tinh thần trở nên dẻo dai

Khi những dấu hiệu mệt mỏi đầu tiêu nghĩa là bạn chỉ mới tiêu thụ 40% năng lượng, vẫn còn 60% để tiếp tục tiến xa hơn.

Lời Kết

“Bền chí thực sự là sự đưa ra quyết định và giữ vững lập trường, làm điều phải làm. Người có lương tâm không thể cảm thấy yên bình nếu không hoàn thành những gì họ biết mình nên làm. ~ John Wayne

Bền chí là một sự lựa chọn. Hãy hành động, và đừng bao giờ để hành động của bạn phụ thuộc vào cảm xúc.

Bạn phải thiết lập các mốc thời gian, đừng đặt quá sớm vì nó làm bạn hoang mang và lo lắng, nhưng cũng đừng đặt nó quá xa vì những vấn đề cấp thiết hơn sẽ thu hút sự chú ý của bạn. 

Khi xây dựng sự bền chí hoặc cố gắng hoàn thành mục tiêu, bạn không cần trông giống như một nhà vô địch, hùng dũng bước lên đài vinh quang. Bạn có thể khập khiễng hay bò tới mục tiêu của mình. Bạn có thể thực hiện từng bước nhỏ. Không sao cả, khi bạn tiến đến mục tiêu, bất kể các bước ban đầu ngắn, đầy do dư và ngập ngừng, thì đó vẫn là những bước tiến lên phía trước. Vì vậy, hãy hành động ngay bây giờ.

Mình biết ơn các bạn đã đọc hết.

https://cdn.noron.vn/2023/05/11/1598098262673-slide2-1683767796.jpg
Từ khóa: 

review sách

,

thành công

,

kiên trì

,

phong cách sống

,

giáo dục

,

sách

,

tâm lý học

,

hướng nghiệp

,

kỹ năng mềm