Ở tuổi 22 chưa có bất cứ một thứ gì trong tay như: sự nghiệp, công việc, tiền tài thì đó có phải là dấu chấm hết?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

gen z lạ lắm

,

xã hội

Mình cũng 22, k có gì bất định hay khủng hoảng cả. Nếu bạn làm việc với nhiệt huyết và đam mê thì mình khẳng định ngoài đi làm ra bạn k muốn đi đâu chơi nữa. Nhớ về ngày tháng cả ngày nghịch điện thoại từ sáng tới tối, nghĩ về tương lai có thể tốt đẹp hơn, vậy hiện tại chưa đủ để bạn muốn làm việc à?
Hôm qua mình ngồi đợi xe bus (khoảng 8r tối, đi làm về) có gặp 1 bác cũng già rồi, ngồi nghe bác kể ở nhà chán nên đi làm cho vui, bác kể mới làm bảo vệ được 1 tuần luôn. Nói lân la thế nào mà sau bác kể luôn bác vẫn hướng dẫn tư vấn thiết bị vật tư y tế cho các bệnh viện, làm với Hitachi, kỹ sư vô tuyến của bên phòng không không quân (khẳng định là chính xác luôn vì bác nói toàn từ chuyên ngành), xong bác kể con trai bác làm ở vtv. Ngưỡng mộ chưa? Xấu hổ chưa? Về tài năng, kinh nghiệm, kiến thức bạn có thể không bằng, nhưng chả nhẽ sự cố gắng hay chăm chỉ, cả cái gọi là nhiệt huyết tuổi trẻ bạn cũng k có à, không bằng cả một bác già đã ngoài 50?
Nghe có vẻ chỉ trích thì đúng rồi đấy, bọn mình qua cái thời 17 20 rồi, qua cái đoạn 18 bước chân ra xã hội rồi, cái giai đoạn ẻo lả đó thực sự k muốn quay lại.
Thêm ý nữa, bạn k cần để ý quá nhiều về số lượng các bạn 22 mà kinh tế công việc sự nghiệp đủ cả, áp lực đồng trang lứa đấy, lấy làm mục tiêu cố gắng thì được, chứ còn để tiêu cực thế này thì bỏ ngay. Có phải tất cả mọi người tuổi 22 đều như vậy và mình bạn k có gì đâu? Xong gọi đấy là chấm hết khi nhiều người giống bạn? Vậy thì khi viết câu hỏi này bạn chấm hết nhiều cuộc đời lắm rồi đấy :)
Trường hợp mà chưa tìm được công việc yêu thích thì cứ đi làm mà kiếm sống, kiếm kinh nghiệm, kiếm tri thức đi, học hỏi nhiều vào rồi sẽ có ngày biết đc mình thích gì. Mấy việc làm trước đó cũng k dư thừa, biết đâu sau này nó có ích cho công việc yêu thích :) nhưng phải nhớ, dù làm công việc gì, hãy cố gắng hết khả năng.
Trả lời
Mình cũng 22, k có gì bất định hay khủng hoảng cả. Nếu bạn làm việc với nhiệt huyết và đam mê thì mình khẳng định ngoài đi làm ra bạn k muốn đi đâu chơi nữa. Nhớ về ngày tháng cả ngày nghịch điện thoại từ sáng tới tối, nghĩ về tương lai có thể tốt đẹp hơn, vậy hiện tại chưa đủ để bạn muốn làm việc à?
Hôm qua mình ngồi đợi xe bus (khoảng 8r tối, đi làm về) có gặp 1 bác cũng già rồi, ngồi nghe bác kể ở nhà chán nên đi làm cho vui, bác kể mới làm bảo vệ được 1 tuần luôn. Nói lân la thế nào mà sau bác kể luôn bác vẫn hướng dẫn tư vấn thiết bị vật tư y tế cho các bệnh viện, làm với Hitachi, kỹ sư vô tuyến của bên phòng không không quân (khẳng định là chính xác luôn vì bác nói toàn từ chuyên ngành), xong bác kể con trai bác làm ở vtv. Ngưỡng mộ chưa? Xấu hổ chưa? Về tài năng, kinh nghiệm, kiến thức bạn có thể không bằng, nhưng chả nhẽ sự cố gắng hay chăm chỉ, cả cái gọi là nhiệt huyết tuổi trẻ bạn cũng k có à, không bằng cả một bác già đã ngoài 50?
Nghe có vẻ chỉ trích thì đúng rồi đấy, bọn mình qua cái thời 17 20 rồi, qua cái đoạn 18 bước chân ra xã hội rồi, cái giai đoạn ẻo lả đó thực sự k muốn quay lại.
Thêm ý nữa, bạn k cần để ý quá nhiều về số lượng các bạn 22 mà kinh tế công việc sự nghiệp đủ cả, áp lực đồng trang lứa đấy, lấy làm mục tiêu cố gắng thì được, chứ còn để tiêu cực thế này thì bỏ ngay. Có phải tất cả mọi người tuổi 22 đều như vậy và mình bạn k có gì đâu? Xong gọi đấy là chấm hết khi nhiều người giống bạn? Vậy thì khi viết câu hỏi này bạn chấm hết nhiều cuộc đời lắm rồi đấy :)
Trường hợp mà chưa tìm được công việc yêu thích thì cứ đi làm mà kiếm sống, kiếm kinh nghiệm, kiếm tri thức đi, học hỏi nhiều vào rồi sẽ có ngày biết đc mình thích gì. Mấy việc làm trước đó cũng k dư thừa, biết đâu sau này nó có ích cho công việc yêu thích :) nhưng phải nhớ, dù làm công việc gì, hãy cố gắng hết khả năng.

Bạn tính 22.5 tuổi là hẻo hay sao mà chấm hết?

Chào anh, em nghĩ ở cái tuổi 22 đó chính là sự khởi đầu cho tương lai sao nó lại là dấu hết nhỉ ?Vì đâu phải ai ở cái tuổi 22 ấy có được tất cả như sự nghiệp, công việc hay tiền tài gì đó đâu. Nhưng để có những thứ đó thì em nghĩ ở tuổi 22 em nghĩ nó nên là khởi đầu và nỗ lực của tuổi trẻ để đạt được những thành công đó.

Chào b, mk cũng đang ở tuổi 22. Mk cũng chưa có bất cứ một thứ gì trong tay: sự nghiệp, công việc, tiền tài đều là con số 0. Những mk luôn nghĩ rằng mk là ngươi may mắn vì mk mới 22 tuổi. 

Mk có 1 anh trai năm nay 30 tuổi. Vào lúc anh mới ra trường, mk đã chứng kiến rất nhiều việc thất bại của anh: đi xin việc nhưng mãi mới tìm được 1 công việc phù hợp, lương thấp, người lớn suốt ngày giục có người yêu, bố mẹ thì kì vọng quá nhiều. Thời điểm ấy, mk thấy là con trai quá khổ, không những phaỉ lo cho bản thân mà còn áp lực về sự nghiệp và gia đình. Những chưa bao giờ mk thấy anh tỏ vẻ khó chịu hay mệt mỏi cả. Đến bây giờ khi nói chuyên với a, mk có tâm sự mk gặp những áp lực khi sắp phải ra trường, đối mặt với những vấn đề của người lớn thì anh chỉ cười và bảo " tuổi em là sướng nhất đấy". Cái mk muốn nói ở đây, tại sao mk thấy mk may mắn: vì mk mới 22 tuổi, mk được quyền làm sai và bắt đầu lại. 

Anh mk bh đã có nhiều thứ trong tay, có nhà có xe, có sự tự tin nhưng anh cũng vấp ngã rất nhiều. Mk nghĩ 22 tuổi không có thứ gì trong tay không đáng lo. Cái đáng lo nhất là bạn luôn nhụt chí. Còn khi bạn đã ngoài 30 mà bạn vẫn k có gì thì mới đáng lo lắng. 

Còn đời người mình thấy chỉ khi hết cố gắng thì mới là dấu chấm hết. Bất cứ khi nào còn cố gắng, còn nhận thức được bản thân thì chúng ta vẫn còn cơ hội để làm nhiều điều có giá trị mà. 

https://cdn.noron.vn/2022/12/15/stt-hay-ve-tuoi-22-3-1671122855.jpg

Bình tĩnh lại. Bạn đang lo xa tới những vấn đề nó còn không thực sự tồn tại. Tập trung ở hiện tại, trau dồi kiến thức, bắt tay vào việc tìm kiếm thông tin thì cơ hội mới từ từ mở ra cho bạn được.

Đừng lo xa quá, không giải quyết được cái gì cả, đang sống ở đâu thì đặt cái đầu ở đấy.

  • 22 tuổi chưa có thứ gì trong tay chứ đâu phải sau này không có đâu. Tại sao bạn phải bi quan nghĩ rằng đó là dấu chấm hết.
  • Độ tuổi này gần ra trường ai cũng bắt đầu từ con số 0. Mặc dù bạn được học nhiều kiến thức ở giảng đường, sau đó tốt nghiệp ra trường với một tấm bằng đẹp. Tuy nhiên, mọi việc ấy chỉ là làm nháp còn phải làm ở trường đời làm thật, làm cận lực. 
  • 22 tuổi trải nghiệm trong công việc chưa sâu sắc, chưa chín chắn suy nghĩ nhiều và kỹ năng làm việc chưa thần thục. Thậm chí mối quan hệ chất lượng để hợp tác làm việc còn chưa có. Vậy bạn đòi sự nghiệp đâu ra. Thế mới có câu: nhất quan hệ, nhì tiền tệ, ba hậu duệ. Muốn có sự nghiệp thì bạn ăn ở như thế nào với người khác cho tốt để có cơ hội song hành với họ chứ. 
  • Một là bạn phải bỏ công sức ra: Anh có hàng hóa với kiến thức, kinh nghiệm, nguồn lực, em có sức, em nguyện theo anh, miễn sao anh cho em cơ hội làm việc cùng.
  • Hai là bạn làm công, cống hiến tận tâm, nhiệt tình công việc, mối quan hệ với sếp và đồng nghiệp "mưa thuận gió hòa" thì việc bạn lên chức thì chỉ còn là thời gian.
  • 22 tuổi bạn phải biết mình, biết người, biết việc cần làm để ưu tiên để tránh đi đường vòng. Ngoài ra, cần lập kế hoạch và phân tích bản thân rất kỹ, có định hướng rõ ràng, có bản đồ lộ trình chi tiết thì mình mới đạt mục tiêu.
  • Mình thấy 22 tuổi dùng sức, 25 dùng trí, 30 tuổi dùng tiền đẻ ra tiền mới có những nấc thang vững chắc, việc bạn bước tới vinh quang thành công sẽ bền vững hơn.

Vĩ Content - Sứ Giả Content 

👉Nhớ cho mình xin lượt follow nha. Cảm ơn bạn ^^

Mình đã trải qua giai đoạn này và thật sự như bạn nói, từ cổng trường đại học bước vào doanh nghiệp, cuộc đời sẽ đập vào mặt bạn vô vàn thứ quá là terrible, mình có hơi shock và làm cuộc sống đảo lộn trong 1 khoảng thời gian. Nhưng sau giai đoạn đó, khi có thể cân bằng lại mọi thứ, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn, dám đối mặt với mọi thách thức và kiểm soát, chăm sóc bản thân mình tốt hơn:))

Mình theo đuổi việc coi cuộc đời là một cuộc dạo chơi, và cố gắng tận hưởng cuộc dạo đó nhiều nhất có thể.
.
Những thứ như tiền tài, danh vọng là những rewards (phần thưởng) bạn có khả năng đạt được hoặc không. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể thấy cuộc đời giống như một trò chơi điện tử vậy:
Có rất nhiều cách chơi khác nhau, nhiều người có nhiều sự nghiệp khác nhau nhưng cùng đều có những phần thưởng trên. Vậy nên hãy chơi theo cách của bạn. Cuối cùng cũng sẽ kết thúc (khi bạn chết). Nên hãy tận hưởng trò chơi này đi bạn. 
.
Để vậy thì nên theo đuổi một phong cách sống thay vì theo đuổi một vài những thứ vật chất (chỉ là một dạng phần thưởng). Một số người có nhiều phần thưởng từ vạch xuất phát. Đúng, trò chơi này không công bằng, nó tương đối, vậy nên đừng Over game sớm quá. Cứ chơi theo cách bạn muốn. Mỗi một quyết định của bạn sẽ đưa bạn tới những kết quả rất khác nhau.
 
22 tuổi mà muốn có tất cả thì giống như muốn ko chơi gì mà có đầy đủ các phần thưởng vậy. Ta mới bắt đầu mà. Nhưng cũng đã đc 1/4-1/5 cuộc đời rồi, nên màn chơi của bạn còn 3-4 phần thời gian tương đương thôi. Nhanh lắm, nhìn người xung quanh bạn, đặc biệt là người già, họ là người sắp hết màn chơi, và có khá nhiều lời khuyên đấy.

Khủng hoảng tuổi 22

Không, hoàn toàn không bạn ạ. Nếu mình không nhầm thì với những bạn học Đại học thì 22 tuổi là độ tuổi mà bạn vừa mới ra trường. Tuổi 22 mệt mỏi, không có gì trong tay, chẳng biết làm gì và cũng chẳng biết bắt đầu từ đâu. Chúng ta bắt đầu bước ra trường đời, thứ vốn dĩ khác xa so với trường học. Chỉ có lúc đó ta mới thấy được lí do vì sao mà người ta thường nói thời học sinh, sinh viên là khoảng thời gian tuyệt vời: được bố mẹ chăm sóc, ăn chơi xả láng, vô lo vô nghĩ.

Đây là lứa tuổi chúng ta thường đưa ra quyết định theo cảm tính mà không thực sự suy nghĩ thật kỹ càng. Và đương nhiên, chúng ta sẽ không thể nào tránh khỏi việc mắc phải những sai lầm. Đừng ngạc nhiên khi nhìn đâu cũng chỉ thấy thất bại. Vì đây là lứa tuổi của những sai lầm và điều đó là hoàn toàn bình thường.

Khủng hoảng tuổi 22 là điều mà ai cũng phải trải qua. Tuổi 22 không có thứ gì trong tay không phải là dấu chấm hết. Đúng vậy, đến chết còn chưa phải là hết. Chúng ta cần hiểu rằng, mọi sai lầm đều là tài sản, là bài học quý báu.

Khủng hoảng tuổi 22 - Nên làm gì?

Nhìn lại chính mình.

Lo lắng cũng chẳng giúp ích được gì, cái mà chúng ta cần bây giờ là biến những điều không chắc chắn thành chắc chắn. Điều bạn cần làm đó là nhìn lại chính mình. Tất cả mọi thứ xung quanh cuộc sống là do bản thân quyết định. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh: bố mẹ không giàu, trường đại học không tốt, môi trường làm việc quá nghiêm khắc…

Hãy dành cho mình khoảng thời gian tĩnh, để ngẫm nghĩ về quá khứ, hiện tại, tương lai. Để nhận ra đâu mới là mục đích sống, đâu là thứ mình thực sự thấy hứng thú và mỗi ngày mình sẽ làm gì để khiến cuộc sống tốt đẹp hơn.

Phát triển bản thân.

Phải vấp ngã, mới trưởng thành. Nếu chưa tìm được sở thích hay đam mê thì cứ thử đi, thử bất cứ cái gì. Nắm lấy mọi cơ hội tốt xung quanh bởi vì đây là khoảng thời gian chúng ta được phép sai lầm. Đừng đòi hỏi ngay một công việc tốt với mức lương cao sau khi ra trường trong khi bản thân chưa đủ năng lực.

Hãy bắt đầu từ những cái nhỏ bé trước: một công việc lương thấp nhưng cho mình nhiều trải nhiệm, một thói quen dậy sớm mỗi ngày, tập thể dục, đọc sách 30 phút mỗi sáng, ăn uống khoẻ. Đặt mục tiêu giỏi ngoại ngữ từ con số 0 thì hãy bắt đầu bằng việc nghe nhạc và xem phim nước ngoài thường xuyên, tìm tài liệu về những thứ bạn thích bằng ngôn ngữ nước ngoài. Nếu lên kế hoạch thức dậy sớm, hãy bắt đầu từ 8h,7h rồi 5h tuỳ vào thói quen hằng ngày. Bên cạnh đó, việc trau dồi

kỹ năng mềm
là điều vô cùng cần thiết.

Chủ động tìm kiếm và nắm bắt cơ hội

Như tỷ phú Jack Ma cũng đã từng nói:" Rất nhiều người thất bại bởi một chữ đợi, chỉ có dấn thân mới tạo ra kết quả". Cơ hội luôn ở bất kì đâu, bất cứ thời điểm nào, chỉ là chúng ta có chịu để ý và nắm bắt chúng hay không. Nắm lấy mọi cơ hội tốt xung quanh bởi vì đây là khoảng thời gian chúng ta được phép sai lầm. Quan trọng là sau mỗi sai lầm, chúng ta rút ra được bài học gì cho bản thân và áp dụng nó cho bước đường tiếp theo như thế nào.

Bạn lo lắng vì không có công việc thì hãy nhìn lại bản thân, hỏi lại xem ước mơ của mình là gì, mục tiêu của mình là gì, khả năng của mình ra sao và không ngững học hỏi, trau dồi và chủ động tìm kiếm cơ hội thay vì chờ đợi.

Nếu bạn không nỗ lực, không nắm lấy, không cố gắng tìm hiểu, không mở rộng phạm vi của chính mình để đến gần hơn với thành công mà thụ động ngồi chờ đợi một điều kỳ diệu sẽ xảy ra, thì rất tiếc, đừng bao giờ nghĩ đến thành công nữa đi.

https://cdn.noron.vn/2022/04/28/14392270513021388-1651150351.jpg