Tại sao loài người lấy mốc sự ra đời của Đức Chúa Jesus để tính mốc công nguyên?

  1. Lịch sử

  2. Sách

  3. Tâm linh

  4. Xã hội

https://cdn.noron.vn/2022/06/19/57419271811664568-1655619520_1024.jpg

Trên thế giới có hơn 10.000 tôn giáo khác nhau ( theo wiki). Các tôn giáo đều có thần riêng của họ. Vậy tại sao duy nhất sự kiện Đức Chúa Jesus sinh ra là một người được nhân loại công nhận là thời điểm thay đổi Công Nguyên. Vì là duy nhất nên loại bỏ yếu tố ngẫu nhiên.

Từ khóa: 

lịch sử

,

sách

,

tâm linh

,

xã hội

Bạn nhầm 1 tý. Ko phải loài người, mà từ ban đầu, Công nguyên là kỷ nguyên Công lịch. Là Công lịch nên do người Công giáo làm ra. Công nguyên là cách quy ước về kỷ nguyên của Công giáo. Và sự kiện Chúa Jesus ra đời tất nhiên là quan trọng và đáng đc đem ra làm mốc với người Công giáo.

Cũng giống như ngày Đức Thích Ca nhập niết bàn, cũng đc Phật giáo xem là 1 mốc quan trọng để có Phật lịch. Và cách làm này thông dụng hơn bạn nghĩ rất nhiều nhất là ở Á Đông. Bạn biết Niên hiệu của vua chứ. Cũng là 1 cách tính khi mốc quan trọng là ngày vị vua đó đăng cơ hoặc thay đổi chính sách, sách lược. Năm Gia Long thứ 1, hay năm Minh Mạng thứ 10,... Và nếu triều Nguyễn ko bị phế bỏ thì giờ đây chúng ta chắc chắn cũng đang dùng 1 niên hiệu, chứ ko phải là năm 2022.

Nhưng hiện nay chúng ta thấy Công nguyên đc dùng như 1 mốc chuẩn cho hầu hết các sự kiện. Theo mình đơn giản vì sự lớn mạnh của Nhà thờ ở Châu Âu khi thâu tóm cả kinh tế, chính trị. Tất nhiên, cách dùng Công nguyên cũng sẽ bị áp đặt và đc công nhận. Theo thời gian, phương Tây đi trước nhân loại và khai hóa thế giới thì tất nhiên cách dùng này cũng đi theo. Đến lúc hầu như ai cũng dùng, thì chuẩn hóa nó để trở thành mốc chuẩn dùng trên toàn thế giới sẽ có rất nhiều lợi ích. Và kết quả chúng ta có "loài người lấy mốc sự ra đời của Đức Chúa Jesus để tính mốc Công nguyên".

Nhưng theo mình biết, hiện nay, ng ta so sánh các mốc thời gian thì Chúa Jesus đc sinh ra vào khoảng năm 6-4TCN chứ ko phải ngay năm 1 CN. Nên chẳng có gì là thần thánh cả. Đến năm sinh của Chúa còn bị tín đồ đếm nhầm nữa là.:D

Trả lời

Bạn nhầm 1 tý. Ko phải loài người, mà từ ban đầu, Công nguyên là kỷ nguyên Công lịch. Là Công lịch nên do người Công giáo làm ra. Công nguyên là cách quy ước về kỷ nguyên của Công giáo. Và sự kiện Chúa Jesus ra đời tất nhiên là quan trọng và đáng đc đem ra làm mốc với người Công giáo.

Cũng giống như ngày Đức Thích Ca nhập niết bàn, cũng đc Phật giáo xem là 1 mốc quan trọng để có Phật lịch. Và cách làm này thông dụng hơn bạn nghĩ rất nhiều nhất là ở Á Đông. Bạn biết Niên hiệu của vua chứ. Cũng là 1 cách tính khi mốc quan trọng là ngày vị vua đó đăng cơ hoặc thay đổi chính sách, sách lược. Năm Gia Long thứ 1, hay năm Minh Mạng thứ 10,... Và nếu triều Nguyễn ko bị phế bỏ thì giờ đây chúng ta chắc chắn cũng đang dùng 1 niên hiệu, chứ ko phải là năm 2022.

Nhưng hiện nay chúng ta thấy Công nguyên đc dùng như 1 mốc chuẩn cho hầu hết các sự kiện. Theo mình đơn giản vì sự lớn mạnh của Nhà thờ ở Châu Âu khi thâu tóm cả kinh tế, chính trị. Tất nhiên, cách dùng Công nguyên cũng sẽ bị áp đặt và đc công nhận. Theo thời gian, phương Tây đi trước nhân loại và khai hóa thế giới thì tất nhiên cách dùng này cũng đi theo. Đến lúc hầu như ai cũng dùng, thì chuẩn hóa nó để trở thành mốc chuẩn dùng trên toàn thế giới sẽ có rất nhiều lợi ích. Và kết quả chúng ta có "loài người lấy mốc sự ra đời của Đức Chúa Jesus để tính mốc Công nguyên".

Nhưng theo mình biết, hiện nay, ng ta so sánh các mốc thời gian thì Chúa Jesus đc sinh ra vào khoảng năm 6-4TCN chứ ko phải ngay năm 1 CN. Nên chẳng có gì là thần thánh cả. Đến năm sinh của Chúa còn bị tín đồ đếm nhầm nữa là.:D