Tại sao việc đánh bắt hải sản xa bờ thường gặp nhiều khó khăn?

  1. Văn hóa

  2. Xã hội

  3. Kinh doanh

Từ khóa: 

hai_san

,

văn hóa

,

xã hội

,

kinh doanh

Đánh bắt hải sản xa bờ thường gặp nhiều khó khăn bởi những nguyên do sau:

- Nguồn vốn: để đầu tư đóng mới phương tiện đánh bắt trong nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc vay vốn còn nhiều nhiêu khuê, bất cập gây khó khăn cho ngư dân nên họ chưa mặn mà.
- Nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, một phần do sự tác động của môi trường, biến đổi khí hậu mặt khác do khai thác quá mức, thiếu thông tin về nguồn lợi...
- Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng: hạ tầng giao thông phục vụ cho nghề cá chưa đảm bảo. Quy mô một số bến cá còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, làm cản trở và hạn chế trao đổi giao thương hải sản. Hoạt động cung ứng nguyên, nhiên vật liệu khai thác hải sản còn nhiều hạn chế... Bên cạnh đó, các tàu thuyền ở Quan Lạn đa phần đã qua sử dụng nên việc bảo quản hải sản trên tàu còn thiếu trang thiết bị, hệ thống hầm bảo quản không đảm bảo, ngư dân chủ yếu ướp cá bằng phương pháp truyền thống như ướp đá, muối nên chất lượng hải sản bị giảm sút ảnh hưởng đến giá cả.
- Thiên tai: luôn có những diễn biến bất thường như bão lớn, lốc xoáy, gây khó khăn hoạt động đánh bắt của cho ngư dân.
- Nhân tai: tình hình rủi ro, tai nạn trên biển và sự gây rối của các tàu lạ thường xuyên xảy ra đã làm cản trở hoạt động đánh bắt của ngư dân.
- Cơ chế chính sách: có nhiều, nhưng chưa phát huy được tính hiệu quả, nhiều chính sách chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ bước đầu. Chính sách khuyến khích, kêu gọi doanh nghiệp, các nhà đầu tư còn mang tính nhỏ giọt.
https://cdn.noron.vn/2022/06/07/728681823711966788-1654586431.jpg
- Hoạt động khai thác: thiếu tính bền vững, môi trường vùng biển ngày càng bị xâm hại. Ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của ngư dân còn kém. Hiện tượng khai thác tràn lan không đúng ngư trường, không tuân theo quy hoạch mùa vụ còn xảy ra. Ngư dân chỉ quen với lối khai thác truyền thống, tối đi sáng về hoặc sáng đi chiều về, nên ngư trường vùng khơi ít thông thạo, từ đó dẫn đến nhiều tàu thuyền tập trung khai thác ở vùng lộng, ven bờ còn quá lớn.Tỷ lệ này cho thấy mật độ khai thác hải sản ở khu vực này là bất hợp lý. Tình trạng khai thác vào mùa cá sinh sản, bãi đẻ, đánh bắt cá con, cá tạp tại các vùng cấm khai thác vẫn còn xảy ra. Thực tế cho thấy trong các mẻ lưới mà ngư dân khai thác được, số lượng hải sản chưa đến tuổi trưởng thành, cá tạp, cá con chiếm tỉ lệ khá cao Thêm vào đó, ngư dân còn quá chú trọng vào năng suất, sản lượng đánh bắt mà không để ý đến chất lượngChính những điều này, phần nào đã làm giảm hiệu quả kinh tế, đồng thời còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên trong tương lai.
Trả lời

Đánh bắt hải sản xa bờ thường gặp nhiều khó khăn bởi những nguyên do sau:

- Nguồn vốn: để đầu tư đóng mới phương tiện đánh bắt trong nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Việc vay vốn còn nhiều nhiêu khuê, bất cập gây khó khăn cho ngư dân nên họ chưa mặn mà.
- Nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, một phần do sự tác động của môi trường, biến đổi khí hậu mặt khác do khai thác quá mức, thiếu thông tin về nguồn lợi...
- Điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng: hạ tầng giao thông phục vụ cho nghề cá chưa đảm bảo. Quy mô một số bến cá còn nhỏ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, làm cản trở và hạn chế trao đổi giao thương hải sản. Hoạt động cung ứng nguyên, nhiên vật liệu khai thác hải sản còn nhiều hạn chế... Bên cạnh đó, các tàu thuyền ở Quan Lạn đa phần đã qua sử dụng nên việc bảo quản hải sản trên tàu còn thiếu trang thiết bị, hệ thống hầm bảo quản không đảm bảo, ngư dân chủ yếu ướp cá bằng phương pháp truyền thống như ướp đá, muối nên chất lượng hải sản bị giảm sút ảnh hưởng đến giá cả.
- Thiên tai: luôn có những diễn biến bất thường như bão lớn, lốc xoáy, gây khó khăn hoạt động đánh bắt của cho ngư dân.
- Nhân tai: tình hình rủi ro, tai nạn trên biển và sự gây rối của các tàu lạ thường xuyên xảy ra đã làm cản trở hoạt động đánh bắt của ngư dân.
- Cơ chế chính sách: có nhiều, nhưng chưa phát huy được tính hiệu quả, nhiều chính sách chỉ dừng lại ở mức độ hỗ trợ bước đầu. Chính sách khuyến khích, kêu gọi doanh nghiệp, các nhà đầu tư còn mang tính nhỏ giọt.
https://cdn.noron.vn/2022/06/07/728681823711966788-1654586431.jpg
- Hoạt động khai thác: thiếu tính bền vững, môi trường vùng biển ngày càng bị xâm hại. Ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của ngư dân còn kém. Hiện tượng khai thác tràn lan không đúng ngư trường, không tuân theo quy hoạch mùa vụ còn xảy ra. Ngư dân chỉ quen với lối khai thác truyền thống, tối đi sáng về hoặc sáng đi chiều về, nên ngư trường vùng khơi ít thông thạo, từ đó dẫn đến nhiều tàu thuyền tập trung khai thác ở vùng lộng, ven bờ còn quá lớn.Tỷ lệ này cho thấy mật độ khai thác hải sản ở khu vực này là bất hợp lý. Tình trạng khai thác vào mùa cá sinh sản, bãi đẻ, đánh bắt cá con, cá tạp tại các vùng cấm khai thác vẫn còn xảy ra. Thực tế cho thấy trong các mẻ lưới mà ngư dân khai thác được, số lượng hải sản chưa đến tuổi trưởng thành, cá tạp, cá con chiếm tỉ lệ khá cao Thêm vào đó, ngư dân còn quá chú trọng vào năng suất, sản lượng đánh bắt mà không để ý đến chất lượngChính những điều này, phần nào đã làm giảm hiệu quả kinh tế, đồng thời còn làm cạn kiệt nguồn tài nguyên trong tương lai.

Theo mình thì khí do 1 số nguyên nhân:

  • Xa bờ thì quãng đường di chuyển dài, dẫn đến cần nhiều nhiên liệu hơn, đòi hỏi cần bắt đc nhiều hơn trong 1 lần di chuyển ra-vào để hạn chế nhiên liệu (khoảng 3-400 tr tiền dầu mỗi lần đi). Từ đó kéo theo trọng tải tàu phải lớn hơn, phải đóng tàu to hơn nữa, gây khó khăn trong thiết kế kết câu con tàu. Hoặc nếu tàu ko muốn tàu quá lớn thì cần tàu rỗi, ra lấy cá vào.
  • Xa bờ thì thời gian đi cũng lâu hơn, đòi hỏi phải có biện pháp trữ hải sản trong thời gian dài hơn. Con người sống trên tàu cũng bị ảnh hưởng bởi thời gian. Cần có dự trữ nước ngọt, lương thực nhiều hơn.
  • Cá xa bờ cũng thường là cá lớn, lặn sâu đòi hỏi công nghệ cao hơn, dụng cụ lớn hơn.
  • Cũng ko có địa điểm cố định, cá gần bờ có thể ở trong những khu vực nhỏ, rạng san hô,... Cá xa bờ thì cần các thiết bị tinh vi để phát hiện.
  • Xa bờ cũng ảnh hưởng nhiều của thời tiết, bao ng đã vĩnh viễn ở lại biển khơi vì thời tiết xấu.
  • Chưa kể bị rình rập bởi ngoại bang, cướp biển, xâm phạm lãnh hải.

Mình nhận thấy 1 số nguyên nhân trên, trong đó có lẽ chi phí cho mỗi chuyến đi làm quan trọng nhất. Giá cá thấp giá dầu tăng thì ng ta ở nhà chứ đi làm gì cho lỗ.