Vùng Đông Bắc P3: Dấu Tích Phật Gíao TRÚC LÂM

  1. Nghệ thuật

  2. Nông nghiệp

  3. Giáo dục

  4. Lịch sử

  5. Văn hóa

  6. Khoa học

  7. Du lịch

  8. Tâm linh

  9. Xã hội

  10. Kiến trúc

  11. Triết học

  12. Tư duy

TRÚC LÂM ĐẠI SĨ – ĐIỀU NGỰ GIÁC HOÀNG – PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG – ĐỆ NHẤT TỔ PHẬT GIÁO TRÚC LÂM.

Phật phái VN duy nhất được người Việt Nam xây dựng thành công, phát triển và lan tỏa mạnh mẽ cho đến ngày hôm nay.

[Phần 3] DẤU TÍCH PHẬT GIÁO TRÚC LÂM

Quần thể di tích và danh thắng Yên tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn- Kiếp Bạc thuộc địa giới hành chính của các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương hiện nay. Trải rộng trên vùng không gian lớn các di tích lịch sử hiện nay còn lại đều ghi dấu ấn phát triển của nhà Trần với sự hình thành phật giáo Trúc lâm. 

Phật giáo Trúc Lâm là một sáng tạo lớn nhất của văn minh Đại Việt thời Trần. Thời Lê Trung Hưng được tiếp nối đến thời Nguyễn, TK19-20. Về cơ bản nhà nước quân chủ thời Trần đã lấy tư tưởng của phật giáo Trúc Lâm làm bệ đỡ để xây dựng Đại Việt 1 cách hoàn toàn độc lập, tự chủ, thân dân và vì dân.

Những chứng cứ về sự phát triển của phật giáo Trúc Lâm chỉ được tìm thấy tập trung với số lượng dầy đặc, đầy đủ phản ánh cả quá trình hình thành và những tư tưởng đặc trưng của Trúc Lâm. Đây là sáng tạo nổi bật, tiêu biểu tạo nên hình thái và đặc trưng của chùa, tháp Trúc Lâm – những chứng cứ vật chất của phật giáo Trúc Lâm như vậy chưa được thấy ở các nơi khác.

Hình thành được hệ thống phật giáo trúc lâm cũng là thể hiện rõ nhất sức mạnh văn hóa Việt Nam ở khả năng bản địa hóa, Việt Nam hóa các yếu tố văn hóa ngoại lai. Trong phật giáo trúc lâm trên dãy Yên Tử có cả đạo Lão, Nho giáo. Nhưng tất cả các yếu tố đó vào Việt Nam đã được bản địa Việt Nam hóa, tính khoan dung phật giáo đã giúp cho phật giáo Việt Nam làm được điều đó đã làm nên 1 nét rất riêng của văn hóa Việt Nam là không hề có xung đột tôn giáo, sắc tộc. Đấy là sức mạnh Việt Nam!

Di tích chùa tháp, di ngôn, kinh văn còn tồn tại đến ngày hôm nay minh chứng cho sức sống của Trúc lâm phật giáo vẫn đang truyền chảy trong tâm thức người Việt trong đó vẫn còn khá nhiều di tích còn đang hiện hữu.

Chùa Hoa Yên – hay còn gọi là chùa Cả - tọa lạc trên lưng chừng non thiêng Yên Tử. Từ dưới chân núi có đường đi bộ đến chùa Hoa Yên, đáng chú ý trên tuyến đi bộ này là 1 đoạn đường trồng xích tùng. Tương truyền rằng trước đây Đức Điều Ngự Giác Hoàng, Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng đệ tử của ngài và các thế hệ tu hành của thiền phái Trúc lâm đã trồng cây xích tùng ở đây và nhiều nơi trên núi Yên Tử.

Đường xích tùng là di sản quý vừa là chứng tích lịch sử vừa là biểu tượng văn hóa thể hiện tình yêu sự sống, tôn trọng và hòa hợp với thiên nhiên – 1 giá trị cốt lõi của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa Hoa Yên thời Trần có tên là chùa Vân Yên đến đời Hồng Đức, vua Lê Thánh Tông đến thăm thấy chùa có nhiều hoa cỏ đẹp bèn đổi tên chùa thành Hoa Yên. Đây là ngôi chùa có vị trí quan trọng nhất trong hệ thống các chùa của khu di tích Yên Tử. 

Qua các đợt khai quật khảo cổ chùa Hoa Yên và vườn tháp, các hiện vật thể hiện rõ 3 lớp kiến trúc:

  • Lớp kiến trúc thứ 1 có niên đại thời Nguyễn 
  • Lớp kiến trúc thứ 2 có niên đại thời Lê
  • Lớp kiến trúc thứ 3 có niên đại sớm nhất, kiến trúc chùa Hoa Yên thời Trần.

Xung quanh chùa Hoa Yên còn 87 ngôi tháp trong đó có 19 tháp đá, 68 tháp gạch. Đáng chú ý nhất là Tháp Huệ Quang, tháp xây dựng năm kỷ dậu niên hiệu Hưng Long thứ 17 đời vua Trần Anh Tông 1309 có tên Huệ Quang Kim Tháp. 

Theo Tam Tổ Thực Lục, tháp Huệ Quang là nơi lưu giữ 1 phần xá lị ngọc cốt của đệ nhất tổ Trúc Lâm. Những bằng chứng khảo cổ học cho thấy chùa Hoa Yên, Yên Tử có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài trải qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau với tầng văn hóa dày gần 1000 năm lịch sử. Đây là 1 trong những giá trị nổi bật của khu di tích và danh thắng Yên Tử. 

Cụm di tích chùa Ngọa Vân nằm ở trung tâm sườn phía nam núi Bảo Đài, thuộc thôn Tây Sơn, Xã Bình Khê, TX Đông Triều ở độ cao khoảng 600m trên mực nước biển. Ngọa Vân là nơi vị tổ thứ nhất thiền phái Trúc Lâm – Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu hành và viên tịch. Khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông đến yên Tử để tu hành, Ngài đã dựng ở đây 1 am nhỏ để tu thiền. Sau khi Ngài viên tịch, các thế hệ nối tiếp đã xây thêm nhiều công trình phật giáo suốt từ chân lên đến đỉnh núi Bảo Đài.

Đỉnh Ngọa Vân của núi Bảo Đài thuộc dãy Yên Tử, một bộ phận của cánh cung Đông Triều. Phía bắc được che chắn bởi dãy núi cao, hơi ẩm từ biển thổi vào bị chặn lại ngưng tụ thành mây khiến cho sườn phía nam của núi Bảo Đài quanh năm mây phủ tạo nên khung cảnh mở ảo, huyền bí. Vì thế gọi là Ngọa Vân có nghĩa là nằm trong mây. Đỉnh núi nơi Phật Hoàng dựng am được gọi là đỉnh Ngọa Vân và am cũng được gọi là am Ngọa Vân.

Đỉnh Ngọa Vân đọc và viết theo âm hán-việt là Ngọa Vân Phong nên cũng được gọi tắt là Vân Phong, do đó chùa Ngọa Vân, am Ngọa Vân cũng được gọi là chùa Vân Phong, am Vân Phong.

Kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ học tại khu vực này đã xác định được dấu vết của 1 số công trình cùng hiện vật có niên đại từ thời Trần và thời Lê Trung Hưng gồm 4 cụm với 15 điểm di tích khác nhau đã được phát hiện. Thông Đàn, Đô Kiệu, Ngọa Vân, Đá Chồng, Ba Bậc trong đó Ngọa Vân là khu trung tâm. 

“Chúng ta đang nói đến 1 truyền thống thực hành Trúc Lâm Phật giáo. Một khu vực là nơi bắt nguồn, phát triển đến mức cực thịnh, nơi chứng kiến nhiều giai đoạn thịnh suy và chấn hưng của Trúc Lâm Phật giáo. Truyền thống thực hành và ảnh hưởng của Trúc Lâm Phật giáo trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống Đại Việt.

Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì chúng ta cần phải nói đến giá trị nổi bật toàn cầu. Chính là vai trò của Trúc Lâm Phật giáo trong rất nhiều khía cạnh của cuộc sống Đại Việt. Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bồ Đà hay chùa Côn Sơn, những bảo vật Quốc Gia ở chùa Thanh Mai hay hệ thống bia ma nhai ở động Kính Chủ. Đó là những hiện vật có giá trị và tiếp tục được chắt lọc để đưa ra được những ví dụ tiêu biểu nhất phục vụ cho hồ sơ chứng tỏ được truyền thống, văn hóa thực hành và ảnh hưởng của Trúc Lâm Phật giáo ngược lại với đời sống Đại Việt.” - PGS.NNC Quang Vinh

...(còn nữa)...

Từ khóa: 

nghệ thuật

,

nông nghiệp

,

giáo dục

,

lịch sử

,

văn hóa

,

khoa học

,

du lịch

,

tâm linh

,

xã hội

,

kiến trúc

,

triết học

,

tư duy

Em cảm ơn anh đã chia sẻ ạ

Trả lời

Em cảm ơn anh đã chia sẻ ạ