Vùng Đông Bắc P4: Dấu Tích Phật Gíao TRÚC LÂM (tiếp)

  1. Nghệ thuật

  2. Giáo dục

  3. Lịch sử

  4. Văn hóa

  5. Khoa học

  6. Sách

  7. Du lịch

  8. Tâm linh

  9. Xã hội

  10. Kiến trúc

  11. Triết học

  12. Tôn giáo

  13. Tư duy

DẤU TÍCH PHẬT GIÁO TRÚC LÂM

(tiếp theo P3)

Chùa Vĩnh Nghiêm nằm cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 20km về phía đông nam. Chùa Vĩnh Nghiêm là một đại danh lam cổ tự ngoài chức năng là nơi thờ phật, đạo tạo tăng đồ còn là nơi thờ Trúc lâm tam tổ: Trần Nhân Tông(1258-1308), Pháp Loa(1284-1330) và Huyền Quang(1254-1334) là những nhà chân tu đã có công khai sáng một dòng thiền viện – Thiền phái Trúc lâm Yên tử. Và Vĩnh Nghiêm đã trở thành trung tâm đào tạo đình chức danh cho các tăng sĩ thời Trần, là chốn tổ của thiền phái Trúc lâm Yên tử đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phật giáo thời Trần nói riêng và lịch sử phật giáo Việt Nam nói chung.

Theo các nguồn tư liệu như bi kí, thư tịch cổ còn lưu lại. Chùa Vĩnh Nghiêm do Phật Hoàng Trần Nhân Tông trung hưng trên nền móng của một ngôi chùa nhỏ có từ thời Lý – chùa Chúc Thánh. Vào cuối TK13 là ngôi chùa có vị trí đặc biệt trong các ngôi chùa của thiền phái Trúc lâm Yên tử. Với sự hiện diện của ba vị sư tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, thiền phái Trúc lâm Yên tử đã trở thành quốc đạo, một biểu tượng giá trị tinh thần người Việt. Và chùa Vĩnh Nghiêm trở thành chốn an cư, kiết hạ, giảng kinh, thuyết pháp. Là trụ sở chính thức đầu tiên của phật giáo Việt Nam. Là một trong những ngôi tổ đình đầu tiên của thiền phái Trúc lâm Yên tử. Cả ba vị tổ sư đầu tiên của thiền phái Trúc lâm Yên tử đều nhập hạ và thuyết giảng tại chùa Vĩnh Nghiêm. 

Ngoài những nét kiến trúc độc đáo chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm nhìn từ góc độ Mỹ Thuật truyền thống như một tác phẩm kỹ thuật đồ họa khắc gỗ độc lập chứ không chỉ bình thường như một bản san khắc chữ khô khan theo cách thức thủ công. Khi phương tiện khoa học kỹ thuật bấy giờ chưa phát triển làm phương tiện để truyền bá phật pháp bằng văn bản tới nhiều người. 

Chùa Vĩnh Nghiêm vẫn được thừa hưởng giáo án giảng dạy tức hệ thống kinh thư bằng gỗ đã được lưu lại tại chùa. Đến bây giờ khách thập phương đến với chùa chủ yếu muốn học hỏi và tìm hiểu Mộc bản. Lý do tại sao các mộc bản được lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm nhiều như vậy chính bởi đây là nơi tàng bản, khắc bản và in ấn thành sách phật pháp dành cho toàn quốc. Vì vậy nơi đây có khối lượng đồ sộ các mộc bản và cũng đã được các Tổ dày công giáo hóa và san khắc trong các thời kì. Đặc trưng nhất là thời nhà Trần, số lượng hàng vạn bản, sang đến thời Hậu Lê thì được chia và phân bổ ra nhiều nơi cho đến triều Nguyễn trước năm 1935 thì các cụ vẫn tập trung vào để hưng công, san khắc. Đặc trưng nhất của Mộc Bản Vĩnh Nghiêm là bộ: Thiền Tâm Bản Hạnh – hoàn toàn được sử dụng bằng văn Nôm.

Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, TP. Chí Linh, Hải Dương. Chùa được xây dựng trên núi Phật tích thuộc cánh cung Đông Triều. Trong suốt thời gian tại thế, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã cho xây dựng nhiều chùa làm nơi thờ tự và hoằng dương phật giáo Trúc lâm. Trong không gian văn hóa, tôn giáo đặc trưng đó, chùa Thanh Mai có vị trí rất quan trọng. Là cầu nối giữa kinh đô Thăng Long với thánh địa Trúc lâm Yên tử.

Từ đây dòng thiền Trúc lâm Yên tử lan tỏa khắp đồng bằng trung du Bắc bộ, ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tâm linh cộng đồng người Việt.

Văn bia Thanh Mai Viên Thông tháp bi niên hiệu Đại Trị thứ 5(1362) ghi chép: “thiền sư Pháp Loa đã từng tu tại chùa Thanh Mai, đào tạo tăng đồ, giảng kinh thuyết pháp. 

Năm 1329

Ngai tôn tạo và mở rộng phong cảnh chùa Thanh Mai, đúc tượng Quan Âm Đại Bi thờ tại chùa.

Năm 1330

Thiền sư Pháp Loa viên tịch, đệ tử đưa về chùa Thanh Mai xây Viên Thông Bảo Tháp để thờ phụng.”. Bia Thanh Mai Viên Thông tháp bi niên hiệu Đại Trị thứ 5 năm 1362 là tấm bia nói rõ về thân thế, sự nghiệp cũng như quá trình tu trì và hành trạng của đệ Nhị Tổ Pháp Loa. Và cũng nói về quá trình gây dựng, truyền đạo của thiền phái Trúc lâm thời Trần cũng góp phần khẳng định chùa Thanh Mai cùng với các ngôi chùa trên là trung tâm phật giáo Trúc lâm dưới Triều Trần.

Viên Thông bảo tháp đặt xá lị của đệ Nhị Tổ Trúc Lâm- Pháp Loa Tôn giả. Dựng ở sau chùa Thanh Mai, núi Phật tích. Theo Văn bia Thanh Mai Viên Thông tháp bi niên hiệu Đại Trị thứ 5(1362): 

“Đệ nhị tổ Pháp Loa viên tịch ngày 3 tháng 3 năm 1330, vua Trần Minh Tông xuất ngân khố 10 lạng vàng để xây Viên Thông bảo tháp tại chùa Thanh Mai.”

Trải qua các biến cố của lịch sử, chùa và ngôi tháp hiện nay được xây tôn tạo lại vào thời gian sau này. Riêng ngôi tháp hiện nay được dựng lại vào năm 1718. 

Chùa Côn Sơn cũng là một trong số các di tích đánh dấu sự hình thành và phát triển của Trúc lâm phật giáo được xây dựng sớm trong lịch sử cho đến nay. Do biến động của lịch sử, bước thăng trầm của xã hội, hầu hết các công trình kiến trúc chùa Côn Sơn bị chiến tranh và thiên nhiên tàn phá. Và được trùng tu tôn tạo nhiều lần ở nhiều thời kì lịch sử khác nhau. Chính vì thế các kiến trúc chùa Côn Sơn hiện nay mang dấu ấn kiến trúc của các thời đại khác nhau, hòa nhập với nhau tạo thành 1 quần thể kiến trúc hoàn chỉnh.

Qua nhiều lần nghiên cứu khai quật khảo cổ học, căn cứ tài liệu vật chất thu được cho thấy Chùa Côn Sơn được xây dựng sớm trên vùng đất xứ Đông. Đến TK13-14 đã trở thành 1 trung tâm phật giáo lớn của của thiền phái Trúc lâm Yên tử. Chùa Côn Sơn liên tục được trùng tu, tôn tạo và mở rộng vào các thế kỉ thứ 16-17 và 18 với quy mô kiến trúc ngày càng rộng lớn. Nhưng do sự biến động của xã hội ở cuối TK19 và đầu TK20 chùa Côn Sơn đã bị tàn phá nặng nề hầu hết các công trình kiến trúc cổ xưa nay không còn. Từ cuối TK20 đến nay chùa mới được đầu tư tôn tạo, xây dựng lại. 

Kết quả các cuộc nghiên cứu khai quật khảo cổ học đã phát lộ và cung cấp nhiều tư liệu quý, chân xác góp phần nhận diện phục dựng lại hình ảnh chùa trong lịch sử. Sự hiện diện của dấu tích kiến trúc và hệ thống hiện vật cao cấp đã chứng minh cho thấy chùa Côn Sơn là 1 trung tâm phật giáo Trúc lâm thời Trần.

Tại nhà Trần, khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông về Yên Tử xuất gia tu hành sáng lập phật giáo Trúc lâm Yên tử. Thì lần đầu tiên có 1 thiền phái do vị tổ sư người Việt, là vị thái thượng hoàng đi tu và sáng lập ra. Đó là điểm đặc sắc đầu tiên, và với tinh thần ấy thì lần đầu tiên phật giáo Trúc lâm Yên tử thống nhất được Phật giáo cả nước. Tất cả phật giáo đồ cả nước thành 1 giáo hội thống nhất, đấy chính là giáo hội Trúc lâm Yên tử. Tư tưởng của phật giáo Trúc lâm Yên tử không chỉ kế thừa tinh hoa phật giáo từ Ấn Độ, Trung Quốc. Mà phật giáo Trúc lâm Yên tử kế thừa, tổng hợp nhuần nhuyễn tinh thần của các tư tưởng đương thời. Bao gồm Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo và những giá trị truyền thống văn hóa của người Việt chúng ta. Chính tư tưởng ấy làm nên sức mạnh đại đoàn kết hay nói cách khác là sức mạnh văn hóa của dân tộc Việt này để đề cao tư tưởng văn hóa độc lập đối với phương Bắc.

Tóm gọn tư tưởng ấy chính là tư tưởng phật giáo “Cư trần lạc đạo”, tư tưởng “Hòa quang đồng trần” – đấy chính là tư tưởng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông đặc sắc của phật giáo Trúc lâm Yên tử.

Những ghi chép trong các thư tịch cổ như Thiền uyển tập anh, An Nam chí lược, Hải Dương phong vật chí, Đại Thanh nhất thống chí,… cùng với sự tồn tại của hàng trăm công trình tôn giáo tín ngưỡng trên dãy núi Yên tử và vùng phụ cận ở 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và những di tích, di vật có niên đại trải dài trong nhiều thời kì lịch sử khác như từ Lý- Trần đến Lê – Nguyễn phát lộ qua khảo sát là những bằng chứng xác thực khẳng định sự có mặt của những thế hệ người xưa tại dãy núi Yên tử và vùng phụ cận nghìn năm trước.

Yên tử đúng là Phúc địa của Giao Châu! 

Sức mạnh kinh tế, văn hóa, tôn giáo và sự đoàn kết của nhân dân Đại Việt dưới Triều Trần đã được kết tinh thành sức mạnh tổng hợp. Tất cả những điều đó đã tạo nên sự đồng lòng trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông mà đỉnh cao là cuộc chiến lần thứ 3 năm 1288.

Từ khóa: 

nghệ thuật

,

giáo dục

,

lịch sử

,

văn hóa

,

khoa học

,

sách

,

du lịch

,

tâm linh

,

xã hội

,

kiến trúc

,

triết học

,

tôn giáo

,

tư duy