Xét tuyển Đại học và vấn đề về chất lượng sinh viên đầu vào liệu có được đảm bảo?

  1. Hướng nghiệp

  2. Kỹ năng mềm

  3. Giáo dục

Năm nay nhiều trường Đại học tăng số lượng lớn xét tuyển học bạ. Nếu chỉ xét học bạ trong 3 năm c3 và không xét đến điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT thì liệu chất lượng sinh viên có được đảm bảo đúng như yêu cầu của khoa/viện/ngành?

Từ khóa: 

xét tuyển

,

đại học

,

xét học bạ

,

hướng nghiệp

,

kỹ năng mềm

,

giáo dục

Cá nhân mình cho rằng với một trường Đại học thì chất lượng đầu ra quan trọng hơn chất lượng đầu vào. Thay vì chỉ quan tâm và tranh luận vào việc đầu vào đại học - điều mà mình thấy càng lúc càng trở nên khắt khe hơn và có khuynh hướng đổi mới liên tục, thì chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng đầu ra. Không thể để Đại học là nơi mà đầu vào thì trầy trật nhưng đầu ra thì dễ dàng. Trường Đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn đang là nơi cung cấp nguồn lao động quan trọng cho thị trường, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang đối xử với sinh viên Đại học tốt nghiệp như những đứa trẻ non nớt không biết gì khiến doanh nghiệp phải bỏ công của để đào tạo lại. Như vậy, dù các bạn sinh viên có 4 năm Đại học nhưng đến khi bước chân vào thị trường lao động, các bạn vẫn bị hoang mang lạc lối và vẫn khó cạnh tranh được trong một thị trường ngày càng khốc liệt, đặc biệt là khi thị trường đó ngày càng gia tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp từ nước ngoài trở về, chưa kể các sinh viên mới ra trường cũng thường phải nhận mức lương không tương xứng với mức sống cơ bản của họ hoặc là chỉ nhỉnh hơn mức cơ bản một chút. Trường Đại học nên là nơi có thể định hướng sự nghiệp cho sinh viên và đồng thời là nơi cung cấp nguồn lao động chất lượng và phù hợp với nhu cầu nhà tuyển dụng, điều này mới là quan trọng vì suy cho cùng, sinh viên khi vào Đại học thì phần lớn mục tiêu của họ là kiếm được một công việc tốt sau khi ra trường.

Trả lời

Cá nhân mình cho rằng với một trường Đại học thì chất lượng đầu ra quan trọng hơn chất lượng đầu vào. Thay vì chỉ quan tâm và tranh luận vào việc đầu vào đại học - điều mà mình thấy càng lúc càng trở nên khắt khe hơn và có khuynh hướng đổi mới liên tục, thì chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng đầu ra. Không thể để Đại học là nơi mà đầu vào thì trầy trật nhưng đầu ra thì dễ dàng. Trường Đại học ở Việt Nam hiện nay vẫn đang là nơi cung cấp nguồn lao động quan trọng cho thị trường, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang đối xử với sinh viên Đại học tốt nghiệp như những đứa trẻ non nớt không biết gì khiến doanh nghiệp phải bỏ công của để đào tạo lại. Như vậy, dù các bạn sinh viên có 4 năm Đại học nhưng đến khi bước chân vào thị trường lao động, các bạn vẫn bị hoang mang lạc lối và vẫn khó cạnh tranh được trong một thị trường ngày càng khốc liệt, đặc biệt là khi thị trường đó ngày càng gia tăng số lượng sinh viên tốt nghiệp từ nước ngoài trở về, chưa kể các sinh viên mới ra trường cũng thường phải nhận mức lương không tương xứng với mức sống cơ bản của họ hoặc là chỉ nhỉnh hơn mức cơ bản một chút. Trường Đại học nên là nơi có thể định hướng sự nghiệp cho sinh viên và đồng thời là nơi cung cấp nguồn lao động chất lượng và phù hợp với nhu cầu nhà tuyển dụng, điều này mới là quan trọng vì suy cho cùng, sinh viên khi vào Đại học thì phần lớn mục tiêu của họ là kiếm được một công việc tốt sau khi ra trường.

chỉ cần xoáy sâu vào ý "tăng số lượng lớn xét tuyển học bạ" là ra câu trả lời cho câu hỏi này mà bạn. Tại sao họ lại cần tăng và tăng để làm gì?