Bạn biết gì về trận Gạc Ma cách đây 34 năm vào ngày 14/3/1988?

  1. Lịch sử

  2. Xã hội

Từ khóa: 

lịch sử

,

xã hội

Gạc Ma là một thực thể địa lý bao gồm các rạn san hô nằm trong quần đảo Trường Sa phần thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nửa đêm về sáng ngày 14-3-1988, tổ cắm cờ 5 người cùng khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ tại khu vực này thì 4 tàu chiến của Trung Quốc kéo đến, chĩa súng uy hiếp. Những người lính của chúng ta đã không rời vị trí dù họ gần như tay không.

Rạng sáng, Trung Quốc cho khoảng 50 lính có vũ trang đổ bộ, Chỉ huy cụm đảo ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu HQ-604 xuống đảo hỗ trợ, họ cũng chỉ có xà beng, cuốc xẻng… Lính Trung Quốc nổ súng bắn chết thiếu úy Trần Văn Phương và bắn bị thương hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh trước khi rút đi để sử dụng súng máy từ các tàu, thảm sát những người lính Việt Nam giữ đảo… Chỉ có 39 người sống sót bao gồm cả 9 người bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

Năm sĩ quan và chiến sĩ được phong anh hùng nhưng tất cả những người lính có mặt ở Gạc Ma trong buổi sáng ấy, trên thực tế, đều là những anh hùng. Tuy họ đã thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở Gạc Ma nhưng sự hy sinh của họ vĩnh viễn trở thành những cột mốc trong lòng người Việt.

Sáng 12-3-2022, tại Cam Lâm, Khánh Hòa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Ông là bậc nguyên thủ đầu tiên của Việt Nam đến đây trong những ngày này. Và ông, đã đến với các chiến sỹ Gạc Ma ngay trong năm đầu tiên trên cương vị Thủ tướng. Hôm qua, tại Khánh Hòa, Thủ tướng đã yêu cầu quy hoạch Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội trên biển. Đây là một bước đi chiến lược để xác lập “thành trì bảo vệ chủ quyền biển đảo”.

Không có quốc gia nào lựa chọn được hàng xóm, nhưng một dân tộc có phẩm giá không bao giờ biến mình thành “tù nhân địa lý”.

Trong lịch sử nghìn năm giữ nước trước các mối đe dọa đến từ phương Bắc, người Việt luôn lấy hòa hiếu làm đầu. Nhưng, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì người Việt không bao giờ khuất phục. Đứng trước những thế lực bất chấp đạo lý và pháp lý, bất chấp chủ quyền quốc gia, nếu hèn nhát thì không những không thể giữ được hòa bình, không thể giữ được bờ cõi mà phẩm giá của dân tộc ấy cũng muôn đời bị lăng nhục.

Nhiều năm nay, Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa vẫn luôn đồng hành cùng các cựu binh Gạc Ma nhưng Lễ tưởng niệm các liệt sỹ Gạc Ma năm nay đã được Ban Liên lạc cựu chiến binh Gạc ma tổ chức đông đủ và trang trọng hơn.

Chiều 12-3-2022, khi nhận được tin Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại Cam Lâm, ở Hà Tĩnh, nhiều cựu chiến binh rất xúc động.

Lễ tưởng niệm 64 liệt sỹ Gạc Ma năm nay diễn ra trong một tình huống đặc biệt. Thập niên thứ Ba của thế kỷ 21, loài người lại đang phải đối diện với chiến tranh. Hơn hai tuần qua, Putin đã gây chiến hòng khuất phục Ucraine.

Càng quan sát cách mà người dân Ucraine cầm súng càng thấy giá trị hy sinh của những người lính Gạc Ma. Một dân tộc chấp nhận quỳ dưới họng súng của ngoại bang để nhận thứ tương lai mà chúng bố thí thì dẫu có giữ được thân xác, phẩm giá của dân tộc đó cũng không bao giờ sống sót.

- Trương Huy San -

https://cdn.noron.vn/2022/03/16/6250198965037576-1647417690.jpg
Trả lời

Gạc Ma là một thực thể địa lý bao gồm các rạn san hô nằm trong quần đảo Trường Sa phần thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nửa đêm về sáng ngày 14-3-1988, tổ cắm cờ 5 người cùng khoảng 20 chiến sĩ công binh đang làm nhiệm vụ tại khu vực này thì 4 tàu chiến của Trung Quốc kéo đến, chĩa súng uy hiếp. Những người lính của chúng ta đã không rời vị trí dù họ gần như tay không.

Rạng sáng, Trung Quốc cho khoảng 50 lính có vũ trang đổ bộ, Chỉ huy cụm đảo ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu HQ-604 xuống đảo hỗ trợ, họ cũng chỉ có xà beng, cuốc xẻng… Lính Trung Quốc nổ súng bắn chết thiếu úy Trần Văn Phương và bắn bị thương hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh trước khi rút đi để sử dụng súng máy từ các tàu, thảm sát những người lính Việt Nam giữ đảo… Chỉ có 39 người sống sót bao gồm cả 9 người bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

Năm sĩ quan và chiến sĩ được phong anh hùng nhưng tất cả những người lính có mặt ở Gạc Ma trong buổi sáng ấy, trên thực tế, đều là những anh hùng. Tuy họ đã thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền ở Gạc Ma nhưng sự hy sinh của họ vĩnh viễn trở thành những cột mốc trong lòng người Việt.

Sáng 12-3-2022, tại Cam Lâm, Khánh Hòa, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Ông là bậc nguyên thủ đầu tiên của Việt Nam đến đây trong những ngày này. Và ông, đã đến với các chiến sỹ Gạc Ma ngay trong năm đầu tiên trên cương vị Thủ tướng. Hôm qua, tại Khánh Hòa, Thủ tướng đã yêu cầu quy hoạch Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội trên biển. Đây là một bước đi chiến lược để xác lập “thành trì bảo vệ chủ quyền biển đảo”.

Không có quốc gia nào lựa chọn được hàng xóm, nhưng một dân tộc có phẩm giá không bao giờ biến mình thành “tù nhân địa lý”.

Trong lịch sử nghìn năm giữ nước trước các mối đe dọa đến từ phương Bắc, người Việt luôn lấy hòa hiếu làm đầu. Nhưng, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì người Việt không bao giờ khuất phục. Đứng trước những thế lực bất chấp đạo lý và pháp lý, bất chấp chủ quyền quốc gia, nếu hèn nhát thì không những không thể giữ được hòa bình, không thể giữ được bờ cõi mà phẩm giá của dân tộc ấy cũng muôn đời bị lăng nhục.

Nhiều năm nay, Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa vẫn luôn đồng hành cùng các cựu binh Gạc Ma nhưng Lễ tưởng niệm các liệt sỹ Gạc Ma năm nay đã được Ban Liên lạc cựu chiến binh Gạc ma tổ chức đông đủ và trang trọng hơn.

Chiều 12-3-2022, khi nhận được tin Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma tại Cam Lâm, ở Hà Tĩnh, nhiều cựu chiến binh rất xúc động.

Lễ tưởng niệm 64 liệt sỹ Gạc Ma năm nay diễn ra trong một tình huống đặc biệt. Thập niên thứ Ba của thế kỷ 21, loài người lại đang phải đối diện với chiến tranh. Hơn hai tuần qua, Putin đã gây chiến hòng khuất phục Ucraine.

Càng quan sát cách mà người dân Ucraine cầm súng càng thấy giá trị hy sinh của những người lính Gạc Ma. Một dân tộc chấp nhận quỳ dưới họng súng của ngoại bang để nhận thứ tương lai mà chúng bố thí thì dẫu có giữ được thân xác, phẩm giá của dân tộc đó cũng không bao giờ sống sót.

- Trương Huy San -

https://cdn.noron.vn/2022/03/16/6250198965037576-1647417690.jpg

NÓI VỀ TRẬN GẠC MA 14.3.1988, thì sự thật chính xác là

Sáng 14.3.1988, các tàu chiến Trung Quốc tấn công trực diện 3 tàu vận tải quân sự HQ-604, HQ-605 và HQ-505 (đều thuộc lữ đoàn 125 Hải quân) đang neo cạnh Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin và nã pháo vào lực lượng công binh 83, phòng thủ đảo 146, bộ đội tàu 125, đoàn 6 đang bảo vệ chủ quyền trên Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin.

Trong số 64 cán bộ chiến sĩ hy sinh buổi sáng 14.3.1988, có 62 người đi trên tàu HQ-604 ở khu vực Gạc Ma và 02 người của tàu HQ-605 ở Len Đao (thượng uý thuyền phó Phan Hữu Doan và trung sĩ báo vụ Bùi Duy Hiển)...

Cũng trong trận 14.3.1988 tại Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin, còn có 2 tàu HQ-671 (thuyền trưởng là 4/Nguyễn Đình Cúc, CTV là 1/Cao Ngọc Hải) và HQ-931 (thuyền trưởng là 3/Nguyễn Xuân Thuỷ và CTV là 2/Hoàng Văn Duyên), tham gia chiến đấu với nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn, tìm kiếm cứu vớt thương binh - liệt sĩ, đưa về cấp cứu tại đảo Sinh Tồn.

Vậy nên, viết "cuộc chiến đấu bảo vệ vùng biển đảo Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin 14.3.1988" hoặc "cuộc chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa 14.3.1988", mới thực sự đầy đủ và chính xác.

Trên Noron có giới thiệu 1 cuốn sách về trận chiến Gạc Ma, giúp bạn bớt "ngụp lặn" vì những thông tin chìm nổi trên mạng xã hội.

Cuốn sách gồm 4 phần:

  • Phần 1 kể về câu chuyện thời điểm 14/3/1988 đó

  • Phần 2 về câu chuyện của những gia đình mất mát

  • Phần 3 về những người con sống

  • Phần 4 là những chứng cứ chứng minh Trường Sa là của Việt Nam

Bạn tham khảo nhé!

Chào bạn, với câu hỏi này, mình nghĩ một người có sở thích tìm hiểu về lịch sử như anh

Rukahn
sẽ có hiểu biết nhất định. Bạn đợi anh ấy trả lời nhé bạn.

sự thật lịch sử vốn nhiều đau thương. nhắc lại ở đây sẽ dấy lên nhiều tranh cãi về sự lãnh đạo của đảng, nhà nước