Lãnh đạo dân chủ có phải là phong cách lãnh đạo tốt nhất?

  1. Xã hội

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Văn hóa

  4. Kinh doanh

Có ba phong cách: Độc đoán - Dân chủ - Uỷ quyền. Trong 3 loại này bạn nghĩ rằng phong cách dân chủ sẽ hiệu quả nhất trong 3 kiểu trên không? Hay còn tùy vào tình huống?

Từ khóa: 

phong_cach_lanh_dao

,

xã hội

,

tâm sự cuộc sống

,

văn hóa

,

kinh doanh

Để nói nó có phải tốt nhất hay không thì trước hết vẫn nên kể ra một số đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ như:

  • Hợp tác: Các thành viên trong nhóm được khuyến khích chia sẻ ý kiến ​​và quan điểm, ngay cả khi người lãnh đạo vẫn giữ tiếng nói cuối cùng đối với các quyết định.
  • Gắn kết: Họ (thành viên) cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng, sự đóng góp của họ có quan trọng trong quá trình và đơn giản họ được tranh luận cùng các thành viên khác. Điều này thúc đẩy quá trình tạo động lực trong công việc, mong muốn được đóng góp và có xu hướng gắn kết với mọi người trong team hơn.
  • Sáng tạo: Việc phát huy tiềm năng cộng với sự kết hợp, cọ xát với các thành viên khác, sẽ thúc đẩy tính sáng tạo của họ trong công việc hơn. Hơn nữa, sự sáng tạo luôn được khuyến khích và khen thưởng bởi những nhà lãnh đạo dân chủ này.

Điều này giúp chúng ta hình thành rõ hơn về thuật ngữ "leader" và "boss" vậy, những nhà phong cách dân chủ họ giống như là một thành viên của đội chứ không ngồi "chỉ tay phân việc", sẵn sàng thích nghĩ và có tư duy công bằng trong công việc. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo dân chủ mạnh mẽ thường truyền cảm hứng cho những người đi theo, tin tưởng và tôn trọng họ.

Mình thấy rằng những người lãnh đạo này họ luôn có sự chân thành và khi đưa ra quyết định đều dựa trên đạo đức và giá trị của họ. Đồng thời, phong cách dân chủ cũng có xu hướng tìm kiếm các ý kiến ​​đa dạng và không cố gắng bịt miệng những tiếng nói bất đồng quan điểm hoặc những người đưa ra quan điểm ít phổ biến hơn. Nên khi nói phong cách lãnh đạo dân chủ có phải là phong cách tốt nhất không á? Mình cho là có đấy!

Trả lời

Để nói nó có phải tốt nhất hay không thì trước hết vẫn nên kể ra một số đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ như:

  • Hợp tác: Các thành viên trong nhóm được khuyến khích chia sẻ ý kiến ​​và quan điểm, ngay cả khi người lãnh đạo vẫn giữ tiếng nói cuối cùng đối với các quyết định.
  • Gắn kết: Họ (thành viên) cảm thấy ý kiến của mình được tôn trọng, sự đóng góp của họ có quan trọng trong quá trình và đơn giản họ được tranh luận cùng các thành viên khác. Điều này thúc đẩy quá trình tạo động lực trong công việc, mong muốn được đóng góp và có xu hướng gắn kết với mọi người trong team hơn.
  • Sáng tạo: Việc phát huy tiềm năng cộng với sự kết hợp, cọ xát với các thành viên khác, sẽ thúc đẩy tính sáng tạo của họ trong công việc hơn. Hơn nữa, sự sáng tạo luôn được khuyến khích và khen thưởng bởi những nhà lãnh đạo dân chủ này.

Điều này giúp chúng ta hình thành rõ hơn về thuật ngữ "leader" và "boss" vậy, những nhà phong cách dân chủ họ giống như là một thành viên của đội chứ không ngồi "chỉ tay phân việc", sẵn sàng thích nghĩ và có tư duy công bằng trong công việc. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo dân chủ mạnh mẽ thường truyền cảm hứng cho những người đi theo, tin tưởng và tôn trọng họ.

Mình thấy rằng những người lãnh đạo này họ luôn có sự chân thành và khi đưa ra quyết định đều dựa trên đạo đức và giá trị của họ. Đồng thời, phong cách dân chủ cũng có xu hướng tìm kiếm các ý kiến ​​đa dạng và không cố gắng bịt miệng những tiếng nói bất đồng quan điểm hoặc những người đưa ra quan điểm ít phổ biến hơn. Nên khi nói phong cách lãnh đạo dân chủ có phải là phong cách tốt nhất không á? Mình cho là có đấy!

Ý kiến của bạn Dũng cũng chính xác, nói đi thì cũng phải nói lại. Lãnh đạo dân chủ có thể được mô tả là phong cách lãnh đạo hiệu quả nhất, nhưng nó có một số nhược điểm tiềm ẩn. Trong những tình huống mà vai trò không rõ ràng hoặc quan trọng là thời gian, sự lãnh đạo dân chủ có thể dẫn đến thất bại trong giao tiếp thật và các dự án không được hoàn thành. Mà các dự án không được hoàn thành thì tức là công việc k hiệu quả, có vấn đề rồi! Lúc đó các sếp to hơn lại gõ đầu vào người lãnh đạo kia chứ ai!

Trong một số trường hợp, các thành viên nhóm có thể không có kiến ​​thức hoặc chuyên môn cần thiết để đóng góp chất lượng vào quá trình ra quyết định. Lãnh đạo dân chủ cũng có thể dẫn đến việc các thành viên trong nhóm cảm thấy như ý kiến ​​và ý tưởng của họ không được tính đến!

Một số chính phủ hoặc tổ chức thực sự dân chủ đòi hỏi phải chia sẻ tất cả thông tin. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề an ninh tiềm ẩn trong một số trường hợp, khiến việc sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ trở thành một cạm bẫy khác! 

Tùy thuộc vào từng thời điểm, tạm thời phân tích một chút về 2 hình thái lãnh đạo đối lập là "độc đoán" & "dân chủ"

"Dân chủ" nghe qua thì có vẻ hay ho, nhưng trong 1 vài trường hợp khi đất nước, tổ chức rơi vào trạng thái chiến tranh/dịch bệnh/hỗn loạn thì lúc này người ta phải ưu tiên tốc độ xử lý lên hàng đầu. Lúc này tác phong lãnh đạo "độc đoán" sẽ phát huy tác dụng (và mọi việc có tốt lên hay ko thì phụ thuộc năng lực người lãnh đạo); chứ những lúc nguy cấp ko thể lúc nào cũng họp bàn, lấy ý kiến và biểu quyết của tất cả mọi người dc.

Còn lại đa số trường hợp thì dân chủ đều là tốt (tất nhiên là dân chủ thật chứ ko phải dân chủ hình thức). Bản thân người lãnh đạo cũng tùy lúc mà ứng xử sao cho phù hợp chứ ko thể đòi hỏi phiếu biểu quyết 100%, thậm chí đôi lúc biết dùng cái quyền cá nhân lấn át tập thể một chút chưa hẳn đã là chuyện ko tốt (nếu làm vì mục đích ko tư lợi)

Còn tùy vào tình huống chứ, người giỏi là người biết sử dụng cả 3 phong cách lãnh đạo trên, chứ phong cách nào mà chả có điểm tốt với điểm xấu. Lãnh đạo dân chủ cũng vậy, và không phải nhóm nào cũng đầy ắp những thành viên đầy tính sáng tạo hay chủ động trong công việc cả, có những người rất lười cả về tư duy lẫn phong cách làm việc. Điều đấy không giúp cho người lãnh đạo có thể ra quyết định trong 1 nhóm người thiếu kinh nghiệm trong việc ra quyết định được. Bên cạnh đó họ cũng đã thất bại trong việc giao tiếp rồi, chưa kể có những ý kiến cá nhân hoặc ý kiến thiểu số sẽ bị đè hoặc chìm lấp ngay cả khi nó có là một ý kiến hay đi chăng nữa

Tôi tin rằng phong cách dân chủ là một trong những kiểu hiệu quả nhất và dẫn đến năng suất cao hơn, giúp các thành viên trong nhóm đóng góp tốt hơn và nâng cao tinh thần của nhóm. Bởi phong cách này giúp mọi người trong nhóm có thể tham gia vào quá trình ra quyết định, được thảo luận sôi nổi và tạo luồng ý kiến trao đổi tự do nhưng người lãnh đạo vẫn ở đó để đưa ra các hướng dẫn và kiểm soát cụ thể. Kiểu lãnh đạo này được áp dụng trong bất kỳ tổ chức nào, từ chính phủ, doanh nghiệp tư nhân, trường học,...