Nguyên Nhân Của các Cuộc Chiến Tranh Thế Giới

  1. Lịch sử

  2. Tin Tức

  3. Xã hội

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất

Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều giữa các nước chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên như:

  • Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898).
  • Chiến tranh Anh – Bô-ơ (1899 – 1902).
  • Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905).
  • https://cdn.noron.vn/2022/05/30/nguyen-nhan-dan-den-chien-tranh-the-gioi-thu-nhat-1024x576-1653923538.jpg

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vân đề thuộc địa trở nên gay gắt dẫn đến sự thành lập hai khối quân sự đối lập.

  • Khối Liên minh gồm Đức – Áo – Hung (1882).
  • Khối Hiệp ước của Anh – Pháp – Nga (1907).

Cả hai khối đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh. Mục đích là muốn chia lại thuộc địa, tranh nhau làm bá chủ thế giới.

Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai:

Nguyên nhân sâu xa

Sau cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), những mâu thuẫn mới về quyền lợi, thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc lại nảy sinh. Nguyên nhân là do tác động của quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

Đặc biệt, việc tổ chức và phân chia thế giới theo trật tự Vecsxai – Oasinhtơn đã không còn phù hợp với tình hình thế giới khi đó nữa. Lúc bấy giờ bắt buộc phải có một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để tổ chức, phân chia lại thế giới.

Nguyên nhân trực tiếp

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 làm cho những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng sâu sắc. Điều này dẫn tới việc cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.

Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. Thế nhưng, các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

  • Lúc này giữa các nước đế quốc dần hình thành nên hai khối đối địch nhau: khối Anh – Pháp – Mỹ và khối Đức – Italia – Nhật Bản. Hai khối đế quốc này mâu thuẫn với nhau gay gắt về vấn đề thị trường, thuộc địa. Nhưng cả hai đều coi Liên Xô là kẻ thù chung và muốn tiêu diệt.
  • Theo đó, khối Anh – Pháp – Mỹ đã thực hiện đường lối thỏa hiệp, nhượng bộ để khối phát xít Đức – Italia – Nhật Bản chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Với chính sách này, sau khi thực hiện sát nhập nước Áo vào Đức, Hitler đã chiếm luôn Tiệp Khắc vào tháng 3/1939.
  • Tuy nhiên, từng đó là chưa đủ sức mạnh để Đức có thể tấn công Liên Xô. Cho nên, Hitler đã quyết định tấn công các nước Châu Âu trước.
  • https://cdn.noron.vn/2022/05/30/nguyen-nhan-dan-den-chien-tranh-the-gioi-2-1024x576-1653923478.jpg

Ngày 1/9/1939, Đức nổ súng tấn công Ba Lan. Sau đó, Pháp và Anh tuyên chiến với phát xít Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bùng nổ.

Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 3

https://cdn.noron.vn/2022/05/30/29870760033431881600x0800051331324000ab93f8c2ae8d762a5f8e0jpg-1653923673.webp

5 ngòi nổ có thể gây ra Thế chiến III trong năm 2022

Ukraine
https://cdn.noron.vn/2022/05/30/3829188379708671-1653924027.jpg

Đài Loan

Trong năm 2021, mối quan tâm từ lâu của Mỹ về mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan trở nên sôi sục. Với khả năng quân sự tăng nhanh chóng trong thập kỷ qua, Trung Quốc trở thành một trở ngại lớn chống lại sự can thiệp của Mỹ. Quân đội Trung Quốc vẫn chưa được kiểm chứng và một cuộc tấn công đổ bộ qua eo biển Đài Loan sẽ trở thành một trong những hoạt động quân sự phức tạp nhất trong lịch sử. Khả năng tính toán sai rất lớn.

https://cdn.noron.vn/2022/05/30/119fortyfivecom0-1653924097.jpg

Iran

Giờ đây, bất kỳ đánh giá công tâm nào về chính sách của Mỹ đối với Iran đều coi quyết định của Tổng thống Trump từ bỏ Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), hay còn được gọi là Thỏa thuận Hạt nhân Iran, là một sai lầm tai hại. Nỗ lực của Mỹ nhằm gia tăng các hành động trừng phạt kinh tế và quân sự đối với Iran đã thất bại. Iran đã tăng cường các nỗ lực hạt nhân đồng thời cải thiện mức độ tinh vi của các lực lượng tên lửa và gia tăng các hoạt động bí mật của họ trên khắp khu vực. Các cuộc đàm phán khôi phục hiện trạng đã thất bại, do Mỹ không thể cam kết và Tehran đã có một thái độ cứng rắn.

https://cdn.noron.vn/2022/05/30/iranunveilskheibarshekanball-1644466405174-1653924189.jpg

Triều Tiên

Mặt trận Triều Tiên đã trở nên yên ắng trong vài năm qua, vì Bình Nhưỡng đã phải vật lộn quá nhiều với đại dịch Covid-19 nguy hiểm. Tương tự, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng tập trung vào các vấn đề lớn quốc tế và trong nước thay vì cố gắng giải quyết vấn đề Triều Tiên khó nhằn. Gần đây, phần lớn tin tức có vẻ tích cực, với việc Mỹ và Hàn Quốc đã hiểu nhau về triển vọng chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên

https://cdn.noron.vn/2022/05/30/kim-jong-un-jpeg-1648164748-4155-1648164912-1653924257.jpg

Himalayas

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã dịu đi trong năm qua, nhưng không nên quên rằng, biên giới giữa hai nước đã chứng kiến ​​những cuộc đối đầu chết người trong hai năm qua. Ấn Độ và Trung Quốc đã nỗ lực để giảm căng thẳng dọc biên giới, nhưng những bất đồng cơ bản về lãnh thổ và bố trí quân vẫn còn. Cả hai nước đã tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực có thể nhằm huy động binh lực nhanh chóng. Mặc dù Trung Quốc có ưu thế quân sự đáng kể, nhưng có một số khía cạnh Ấn Độ có lợi thế.

https://cdn.noron.vn/2022/05/30/hqdefault-1653924361.jpg

Thế chiến III xảy ra trong năm 2022?

Từ khóa: 

lịch sử

,

tin tức

,

xã hội