Làm thế nào để tạo ra 1 cuộc trò chuyện có chiều sâu?

  1. Tâm sự cuộc sống

  2. Xã hội

  3. Kỹ năng mềm

  4. Tip & Trick

Mình là người thích tranh luận và phản biện, mình đòi hỏi mỗi lần như thế đều phải mang tính văn minh, xây dựng, tính chính xác cao thì nó mới có ý nghĩa. Nhưng không phải lúc nào mình cũng có cuộc trò chuyện "chất lượng" như thế, bởi hiếm khi nó đến với mình, kiểu tùy thời điểm tùy từng người, làm thế nào để mình có thể chủ động hơn trong chuyện này không?

Từ khóa: 

tro_chuyen_co_chieu_sau

,

tâm sự cuộc sống

,

xã hội

,

kỹ năng mềm

,

tip & trick

Đúng là trong cuộc sống bây giờ chuyện phiếm là điều xảy ra thường xuyên, vài lúc nó lại là cần thiết. Nhưng để có được sự lắng nghe và thấu hiểu giữa các cá nhân thì bản thân mình phải học cách xây dựng sao để hướng tới 2 mục đích đó.

Trước tiên bạn cần phải lắng nghe bản thân mình trước đã, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi "Mình đang cảm thấy như nào?" "Cảm xúc của mình có đi chệch hướng không?" "Mình có đang muốn tiếp tục không". Việc ý thức được bản thân mình đang cảm thấy như thế nào sẽ giúp bạn kiềm chế được những hành động bộc phát. Nó giúp bạn nhớ lại mục đích ban đầu và không để bản thân bị cuốn quá vào tình huống nếu chẳng may câu chuyện có xảy ra theo hướng tiêu cực. Nếu vấn đề là ở người kia, bạn cần bình tĩnh và giải thích cho người ta lý do bạn cảm thấy khó chịu và đưa người ta trở lại mục đích ban đầu của cuộc trò chuyện.

Đừng để một cuộc trò chuyện chiều sâu mang tính nhàm chán, mệt mỏi và tiêu cực. Hãy bắt đầu nó bằng cách nhẹ nhàng với bản thân, với người mà mình muốn tạo cuộc trò chuyện, hãy hòa nhã, vui vẻ để họ có thể cảm nhận được không khí tích cực xung quanh, từ đó họ sẽ trở nên thoải mái, cởi mở để chia sẻ với bạn hơn. 

Nên trao đổi mục đích của mình trước khi đi vào một cuộc trò chuyện có chiều sâu, như kiểu" Tôi muốn hiểu hơn về abc...xyz... vì tôi cảm thấy tôi thực sự thích nó"; "Tôi ở đây để lắng nghe những ý kiến của bạn"...Đại loại kiểu như thế, điều này khiến bạn quan tâm hơn cách mình phản ứng và hướng cuộc trò chuyện đến mục đích mà mình mong muốn, đồng thời cá nhân kia cũng sẽ hiểu vì sao bạn có những câu hỏi đó, tránh được những hiểu làm không đáng có. 

Chú ý cách bạn đặt câu hỏi và trả lời nên là một cách khôn ngoan để tăng sự hấp dẫn, tập trung của người đối diện với mục đích, mong muốn của mình. Hãy tạo những câu hỏi mở, khơi gợi câu chuyện, mở lòng và cảm thông, chia sẻ quan điểm chủ quan và khách quan theo hướng xây dựng, tích cực. 

Luôn thể hiện sự biết ơn với những người đã tham gia, những người đã bỏ thời gian để đóng góp, xây dựng cùng bạn. Thể hiện sự cảm ơn để người ta biết, và cảm thấy vui vẻ vì những lời đóng góp của mình có ý nghĩa. Cách bạn cảm ơn cũng giúp nhiều người lan tỏa và thực hiện điều đó nhiều hơn, mà như thế thì chắc chắn là xã hội thêm văn minh, và trao dồi kiến thức lẫn văn hóa cao hơn thôi.

Mọi thứ đều cần sự luyện tập, nên hãy thực hiện nó qua nhiều người. Tôi tin rằng trong quá trình bạn thực hiện, bạn sẽ vỡ lẽ ra nhiều điều từ nó, từ trong cuộc sống. 

Trả lời

Đúng là trong cuộc sống bây giờ chuyện phiếm là điều xảy ra thường xuyên, vài lúc nó lại là cần thiết. Nhưng để có được sự lắng nghe và thấu hiểu giữa các cá nhân thì bản thân mình phải học cách xây dựng sao để hướng tới 2 mục đích đó.

Trước tiên bạn cần phải lắng nghe bản thân mình trước đã, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi "Mình đang cảm thấy như nào?" "Cảm xúc của mình có đi chệch hướng không?" "Mình có đang muốn tiếp tục không". Việc ý thức được bản thân mình đang cảm thấy như thế nào sẽ giúp bạn kiềm chế được những hành động bộc phát. Nó giúp bạn nhớ lại mục đích ban đầu và không để bản thân bị cuốn quá vào tình huống nếu chẳng may câu chuyện có xảy ra theo hướng tiêu cực. Nếu vấn đề là ở người kia, bạn cần bình tĩnh và giải thích cho người ta lý do bạn cảm thấy khó chịu và đưa người ta trở lại mục đích ban đầu của cuộc trò chuyện.

Đừng để một cuộc trò chuyện chiều sâu mang tính nhàm chán, mệt mỏi và tiêu cực. Hãy bắt đầu nó bằng cách nhẹ nhàng với bản thân, với người mà mình muốn tạo cuộc trò chuyện, hãy hòa nhã, vui vẻ để họ có thể cảm nhận được không khí tích cực xung quanh, từ đó họ sẽ trở nên thoải mái, cởi mở để chia sẻ với bạn hơn. 

Nên trao đổi mục đích của mình trước khi đi vào một cuộc trò chuyện có chiều sâu, như kiểu" Tôi muốn hiểu hơn về abc...xyz... vì tôi cảm thấy tôi thực sự thích nó"; "Tôi ở đây để lắng nghe những ý kiến của bạn"...Đại loại kiểu như thế, điều này khiến bạn quan tâm hơn cách mình phản ứng và hướng cuộc trò chuyện đến mục đích mà mình mong muốn, đồng thời cá nhân kia cũng sẽ hiểu vì sao bạn có những câu hỏi đó, tránh được những hiểu làm không đáng có. 

Chú ý cách bạn đặt câu hỏi và trả lời nên là một cách khôn ngoan để tăng sự hấp dẫn, tập trung của người đối diện với mục đích, mong muốn của mình. Hãy tạo những câu hỏi mở, khơi gợi câu chuyện, mở lòng và cảm thông, chia sẻ quan điểm chủ quan và khách quan theo hướng xây dựng, tích cực. 

Luôn thể hiện sự biết ơn với những người đã tham gia, những người đã bỏ thời gian để đóng góp, xây dựng cùng bạn. Thể hiện sự cảm ơn để người ta biết, và cảm thấy vui vẻ vì những lời đóng góp của mình có ý nghĩa. Cách bạn cảm ơn cũng giúp nhiều người lan tỏa và thực hiện điều đó nhiều hơn, mà như thế thì chắc chắn là xã hội thêm văn minh, và trao dồi kiến thức lẫn văn hóa cao hơn thôi.

Mọi thứ đều cần sự luyện tập, nên hãy thực hiện nó qua nhiều người. Tôi tin rằng trong quá trình bạn thực hiện, bạn sẽ vỡ lẽ ra nhiều điều từ nó, từ trong cuộc sống. 

Bạn muốn tranh luận và phản biện thì bạn cần người nói chuyện với bạn cũng có chung mong muốn đó, nếu người nói chuyện với bạn không có nhu cầu đó thì bạn có cố thế nào cũng không sâu được vì người ta sẽ không nghe bạn nói và không tham gia vào cuộc nói chuyện của bạn. Tốt nhất là đi tìm những người cùng chí hướng với mình mà nói chuyện, vậy thì tha hồ sâu. 

Nên chọn các chủ đề về học thuật để trao đổi

Cái này còn phụ thuộc vào đối tượng bạn muốn có cuộc trò chuyện, người ta phải là người có am hiểu về thứ bạn cần, hoặc đơn giản là người có nhiều hiểu biết, trò chuyện nên có tính xây dựng thì mới nên ở lại, không thì nên kết thúc. Bản thân cũng cần tập trung vào "cốt chuyện", đừng cuốn theo dòng cảm xúc quá lâu, biết kiềm chế cảm xúc cũng là 1 lợi thế bởi trong những cuộc trò chuyện chiều sâu nhiều lúc sẽ xảy ra sự bất đồng ý kiến, gây căng thẳng. 

Tranh luận và phản biện phải đúng lúc đúng chỗ bởi không phải ai cũng muốn tranh luận và phản biện. Nhiều người họ chỉ muốn câu chuyện đi theo chiều hướng êm dịu, tranh luận và phản biện khiến họ thấy khó khăn và không muốn tiếp chuyện những người như vậy. Nên để tranh luận và phản biện bạn cần tìm đúng người, người muốn trò chuyện với bạn, bạn có thể đưa ra các chủ đề, lồng các chủ đề thành câu chuyện để thu hút sự chú ý của người đó, dễ dàng phát triển câu chuyện theo hướng bạn mong muốn hơn.

Theo mình thì một cuộc trò chuyện có chiều sâu là cuộc trò chuyện chúng ta có được sự kết nối với đối phương. Như bạn đã nói, không phải lúc nào và với ai ta cũng có thể trò chuyện sâu như vậy. Do đó, cách tốt nhất để bắt đầu một cuộc trò chuyện sâu sắc chính là phải xây dựng mối quan hệ trước. Vậy nên, khả năng xây dựng và duy trì câu chuyện là rất quan trọng. 

Để chủ động hơn trong chuyện này thì bạn phải là người chịu chia sẻ trước. Bạn cần nhìn nhận chân thật về bản thân và thể hiện suy nghĩ, cảm xúc thật đối với sự việc. Điểm cốt yếu ở đây là đừng nói về sự kiện, mà hãy tìm kiếm cảm xúc. Sự kiện như nghề nghiệp của bạn, bạn đi học ở trường nào, chuyên ngành gì, tình hình trận đấu thể thao tối qua ra sao hay một chương trình TV nào đó, chuyện phiếm, tin giật gân,... Đây đều là những chủ đề hời hợt! Chúng có thể dùng để làm quen nhưng lại không thể dùng để xây dựng một mối quan hệ sâu sắc vì chúng không thể hiện được cá tính của bạn. 
Đối với mình việc tìm kiếm cảm xúc lúc bắt đầu câu chuyện khá quan trọng. Chúng ta không thể nào chia sẻ và bàn luận sâu thêm khi đó là một cuộc trò chuyện hời hợi giữa hai người được. Vì thế mà hãy chủ động chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ của bạn đối với vấn đề bạn muốn bàn luận với đối phương. Ví dụ như cảm xúc của bạn khi đi thi, khi gặp khó khăn trong cuộc sống...Việc chia sẻ cảm xúc chân thật của mình khiến bạn không chỉ học được cách chia sẻ mà còn học được cách yêu thương bản thân mình hơn.
Trong bất cứ cuộc trò chuyện nào thì cũng không thể thiếu sự lắng nghe được. Lắng nghe chính bản thân mình và lắng nghe đối phương giúp kết nối hai người và khiến cuộc trò chuyện trở nên thoải mái, gần gũi hơn. Phần lớn mọi người không giỏi kỹ năng này. Khi ai đó chia sẻ những điều họ cho là sâu sắc với bạn, thì tức là họ đã cho bạn cơ hội "dấn thân" vào thế giới của họ rồi. Họ tin tưởng bạn nên họ chia sẻ những điều riêng tư của họ - những điều mà không phải ai họ cũng nói. Vậy nên hãy chắc chắn là bạn đang thực sự lắng nghe. 
Đừng quên việc liên hệ để câu chuyện giữa hai bạn trở nên kết nối hơn. Bạn phải xác định cảm xúc mà đối phương đang muốn thể hiện là gì trong câu chuyện họ đang chia sẻ. Sau đó, hãy liên hệ chúng với bản thân bạn bằng cách gợi nhớ lại những điều tương tự và nói với họ những chuyện bạn đang trải qua hay bạn cũng từng cảm thấy như vậy,...
Trên đây là những phương pháp mình đã từng áp dụng và tìm kiếm, học hỏi thêm để xây dựng, kết nối những mối quan hệ xung quanh. Hy vọng câu trả lời sẽ giúp ích cho bạn ^^
https://cdn.noron.vn/2022/06/15/112375475248458-1655261147.png

Phải là người có nhiều câu hỏi, đồng thời cũng phải có câu trả lời cho những câu hỏi đó để đồng tình (chia sẻ quan điểm cá nhân) hoặc phản biện. Tạo sự kích thích, tương tác với người ta thì họ mới muốn ở lại chơi với bạn.

Hãy tập lắng nghe sâu trước đã bạn ơi:)

Nhiều lúc thấy người ta giỏi lắm mà không biết cách xoáy sâu vào lĩnh vực của người ta, toàn ngồi nói chuyện linh tinh thôi ah